Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, người lao động cần phải nắm rõ những quy định pháp luật về lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Quy định về hợp đồng và những điều khoản hợp đồng là một điều khó khăn để người lao động nắm rõ và hiểu tường tận nó. Thế nhưng, hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc là những cái “ràng buộc” quyền và lợi ích của người lao động khi làm việc. Chính vì vậy, Luật Thành Công sẽ chia sẻ một số lưu ý đối với hợp đồng thử việc và mẫu hợp đồng thử việc như bài viết dưới đây.
1. HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC LÀ GÌ?
Hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận dựa trên ý chí, sự tự nguyện của bên sử dụng lao động và người lao động. Hợp đồng thử việc giúp cho 2 bên hoàn toàn có khả năng đánh giá đối phương trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Trong thời gian thử việc, người lao động có thể đánh giá môi trường làm việc, mức độ công việc, và quyền lợi tại công ty. Bên cạnh đó, công ty có thể đánh giá được trình độ, khả năng làm việc của người lao động.
Không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc. Vì đây là sự thỏa thuận của các bên trong quá trình tuyển dụng và hiện không có quy định pháp luật nào bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc trước khi ký hợp đồng lao động.
Tìm hiểu chi tiết: Mẫu vi bằng – Vi bằng thừa phát lại chuẩn quy định pháp luật
2. CÁC LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Khi hai bên đồng ý ký kết hợp đồng thử việc, có những lưu ý sau đây:
– Hợp đồng thử việc phải được ký kết dựa trên sự tự nguyện, nội dung hợp đồng phải đảm bảo được quyền và lợi ích của hai bên.
– Thời gian thử việc phải đúng theo quy định pháp luật về lao động, được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật lao động 2019.
– Mức lương thử việc phải đảm bảo bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.
– Hợp đồng thử việc được hủy bỏ theo quyền của các bên trong thời gian thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
2.1 THỜI GIAN THỬ VIỆC.
Thời gian thử việc tùy vào thỏa thuận giữa các bên đồng thời dựa theo mức độ phức tạp của công việc và tính chất công việc, nhưng Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể rằng 01 công việc chỉ được thử việc 01 lần cùng với điều kiện sau:
– Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp, thời gian thử việc không quá 180 ngày.
– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ kỹ thuật, chuyên môn từ cao đẳng trở lên, thời gian thử việc không quá 60 ngày.
– Đối với công việc cần trình độ kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thời gian thử việc không quá 30 ngày.
– Đối với các công việc khác, thời gian thử việc không quá 06 ngày
2.2 ĐIỀU KIỆN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Khi chấm dứt hợp đồng thử việc, thì người lao động phải lưu ý tới điều kiện chấm dứt hợp đồng thử việc như sau: Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc không cần báo trước theo như quy định pháp luật.
Nhưng trong thực tế, khi người lao động muốn chấm dứt hợp đồng thử việc nên báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 03 ngày làm việc để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình.
2.3 QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC
Người lao động trong thời gian thử việc được đảm bảo quyền lợi đầy đủ về tiền lương, trợ cấp, phúc lợi. Đảm bảo về thời giờ làm việc nghỉ ngơi, bảo hộ lao động.
Ngoài ra, trong thời gian thực hiện hợp đồng thử việc, người lao động được động viên, hỗ trợ, giúp đỡ khó khăn từ phía người sử dụng lao động. Khi người sử dụng lao động vi phạm quyền lợi của người lao động, có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được xử lý thỏa đáng.
3. NGƯỜI LAO ĐỘNG THỬ VIỆC CÓ PHẢI ĐÓNG BHXH KHÔNG
Người lao động thử việc không phải đóng BHXH vì người lao động đang thử việc không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH.
4. MẪU HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC MỚI NHẤT
HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN A): Ông/Bà: …………………………………… Ngày sinh: …/…/… Số CCCD:………………………. Ngày cấp:……………….Tại:………………. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….. Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………….. BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN B): CÔNG TY………………………….. Mã số thuế: ………………………………………………………………………. Trụ sở công ty tại:……………………………………………………………………………………… Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: ……………………. – Chức vụ:……………… Điện thoại: …………………… Email: ……………………………… Hotline:……………………………….. Website: …………………………… Hai bên cùng thỏa thuận ký Hợp đồng thử việc này theo các điều khoản sau đây: ĐIỀU 1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Bên A thực hiện công việc theo thỏa thuận sau: – Địa chỉ làm việc:………………………………………………………………………….. – Nội dung công việc gồm:……………………………………………………………….. – Chức vụ:……………………………………………………………………………………….. – Chuyên môn:…………………………………………………………………………………. – Quản lý trực tiếp bởi:………………………………………………………………………
ĐIỀU 2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY: – Thời gian làm việc:….. giờ/ tuần từ thứ … đến thứ …. theo như nội quy công ty. – Công cụ, dụng cụ cần thiết phục vụ công việc: được công ty cung cấp. – Đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động và an toàn lao động tại nơi làm việc. ĐIỀU 3. THỜI GIAN THỰC HIỆN Bên A thử việc trong vòng … ngày bắt đầu từ ngày ký hợp đồng là ngày …/…/… cho đến hết ngày …/…/… ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN Ngoài các quyền và nghĩa vụ thuộc về từng bên được quy định tại các Điều khoản khác của Hợp đồng này, mỗi bên còn có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, cụ thể như sau: 4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A: – Phương tiện đi lại: được công ty hỗ trợ khi công tác ngoài. – Mức lương thử việc: …. triệu đồng/tháng. (Bằng chữ:…………………….) – Mức phụ cấp hàng tháng:…..triệu đồng/tháng(Bằng chữ:…………………….) – Cách thức trả lương: …. lần/ tháng, bằng cách thanh toán……………….. – Thời gian thanh toán lương: vào ngày….hàng tháng. – Bên A phải hoàn thành những nội dung thỏa thuận trong hợp đồng này. – Phải chấp hành nội quy công ty, nội quy lao động, kỷ luật,… 4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên B: – Thực hiện đúng và đủ các nội dung công việc đã cam kết theo quy định tại hợp đồng này; – Được sử dụng người lao động để hoàn thành công việc theo hợp đồng này; – Thanh toán tiền lương, trợ cấp, cung cấp đầy đủ dụng cụ làm việc cho bên A; – Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng thử việc, tiến hành kỷ luật người lao động theo như nội quy công ty và pháp luật VIệt Nam. ĐIỀU 5: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 5.1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. 5.2. Hợp đồng chấm dứt khi: – Các bên hoàn tất nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này; Hoặc: – Một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng này. ĐIỀU 6: BẢO MẬT THÔNG TIN 6.1. Bên A và Bên B không được tiết lộ bất kỳ thông tin thu thập được về một bên còn lại có liên quan đến Hợp đồng cho bất kỳ bên thứ ba nào khác; 6.2. Trong suốt thời hạn cũng như sau khi chấm dứt Hợp đồng, các bên không được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào khi không có được sự đồng ý bằng văn bản của bên kia về các nội dung của Hợp đồng; 6.3. Bên nào vi phạm khoản 1,2 Điều này và gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại, đồng thời bên bị vi phạm có quyền yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng. ĐIỀU 7. CÁC THỎA THUẬN KHÁC 7.1 Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày bên cuối cùng ký tên, đóng dấu (nếu có) hợp pháp vào hợp đồng này và kết thúc khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hoặc do Bên A vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà không được sự chấp thuận của Bên B. 7.2 Những tranh chấp phát sinh trong hợp đồng này được xử lý, áp dụng theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Để khẳng định những cam kết nêu trên, từng bên tự nguyện ký tên và đóng dấu (nếu có) dưới đây:
|
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy phép lao động mới nhất hiện nay 2023