zalo-icon
phone-icon

Kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Bộ luật lao động năm 2012: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”

Trong đó, nội quy lao động được hiểu là hệ thống những quy định liên quan đến nội dung quan hệ lao động, trật tự lao động được thiết lập tại nơi làm việc được xây dựng và ban hành phù hợp với quy định của pháp luật lao động và các văn bản luật khác có liên quan. Nội quy lao động sẽ bao gồm các nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thiết lập trật tự tại nơi làm việc, quy định về cơ chế an toàn lao động vệ sinh lao động, các hành vi được xác định là vi phạm kỷ luật lao động và cách thức xử lý hành vi này, và các quy định khác nhằm bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh công nghệ và quyền sử dụng lao động của người lao động.

Có thể thấy, kỷ luật lao động là những nội dung được quy định mang tính chất bắt buộc mà người lao động trong quan hệ lao động cũng như người sử dụng lao động phải tuân theo, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện công việc được thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo trật tự tại nơi làm việc. Do vậy, một người vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm nội quy mà người sử dụng lao động đã xác định thì tùy thuộc theo mức độ vi phạm và tính chất của hành vi vi phạm mà người lao động này sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác nhau.

Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn về trường hợp công ty không trả lương cho người lao động – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công 

Các hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khi người lao động không tuân thủ nội quy lao động, kỷ luật lao động, làm ảnh hưởng đến trật tự lao động, chất lượng công việc thì người lao động sẽ bị xử lý bằng các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định trong nội quy lao động.

Về các hình thức xử lý kỷ luật lao động, hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2012, người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo quy định trong nội quy lao động nhưng chỉ được áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật sau: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, hoặc cách chức hoặc áp dụng biện pháp sa thải.

Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nào hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi vi phạm kỷ luật lao động, nội quy lao động và mức độ vi phạm. Người sử dụng lao động chỉ có thể áp dụng hình thức sa thải nếu hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể các trường hợp người sử dụng lao động được sa thải người lao động, bao gồm:

– Người lao động bị sa thải vì đã có hành vi trộm cắp tài sản, tham ô tham nhũng, hay đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc, hoặc tham gia đánh nhau gây thương tích cho người khác hoặc có hành vi sử dụng ma túy tại nơi làm việc, địa điểm làm việc. Hình thức sa thải còn được áp dụng với người lao động đã có hành vi tiết lộ các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động đã được quy định trong nội quy lao động hoặc có hành vi khác xâm phạm và gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

– Trường hợp người lao động đã bị cách chức hoặc bị kéo dài thời hạn nâng lương do vi phạm kỷ luật lao động mà chưa được xóa kỷ luật nay tiếp tục tái phạm. Trong đó, tái phạm được hiểu là việc người lao động lặp đi lặp lại hành vi vi phạm kỷ luật lao động, nội quy lao động đã bị xử lý kỷ luật trước đó mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định.

– Trường hợp, người lao động đã có hành vi thể hiện tính chất vô tổ chức, vô kỷ luật khi tự ý bỏ việc, không xin phép, không báo trước từ 05 ngày làm việc trở lên cộng dồn trong một tháng (tương đương với 30 ngày) kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm (tương đương phạm vi 365 ngày) kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trong đó lý do chính đáng được hiểu là những lý do khách quan, nằm ngoài khả năng dự liệu của người lao động, và được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, theo đó gồm các trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc trường hợp bản thân người lao động và người thân của họ (gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp) bị ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

NẾU BẠN CHƯA RÕ HOẶC CÒN VƯỚNG MẮC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 0931 060 668 – 0963 766 477 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

thành lập công ty nước ngoài

Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục cho người lao động ngừng việc khi công ty gặp khó khăn – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
Kỷ Luật Lao Động Được Quy Định Như Thế Nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710