Căn cứ quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động quy định như sau: Xâm phạm sức khỏe, danh dự và tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động, phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Ngoài ra, Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định ở trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã được giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Các trường hợp xử lý kỷ luật sa thải
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp bao gồm: Người lao động có hành vi trộm cắp và tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc, người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, người lao động có hành vi quy định trong nội quy lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản hay lợi ích của người sử dụng lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc và được quy định trong nội quy lao động, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật kéo dài và thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp mà người lao động lặp đi lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật dựa theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động 2019. Người lao động mà tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc trong 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp được coi là có lý do chính đáng nếu bao gồm: thiên tai hay hỏa hoạn hoặc bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh và chữa bệnh có thẩm quyền, ngoài ra trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Có thể bạn quan tâm: Kỷ Luật Lao Động
Có thể thấy là hình thức xử lý thuần tuý mang tính tinh thần như cảnh cáo hoặc khiển trách. Đối với hình thức xử lý tác động đến nghề nghiệp và công việc của người lao động như chuyển chỗ làm, không nâng lương, hoãn nâng bậc. Hình thức xử lý tác động đến sự tồn tại của mối quan hệ lao động (chấm dứt quan hệ lao động) ví dụ như sa thải.
Căn cứ tùy theo mức độ vi phạm và mức độ lỗi của người lao động mà người sử dụng lao động đã áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động cho phù hợp. Trước đây, thì ở một số nước người ta còn cho phép chủ sử dụng lao động áp dụng hình thức xử phạt trực tiếp ví dụ như phạt tiền hay tước quyền trợ cấp hưu trí. Hình thức phạt “treo giò cũng mang tính lai tạp, vừa là hình thức phạt đối với nghề nghiệp làm cho người lao động phải nghỉ việc, vừa là hình thức phạt tiền người phạm lỗi không được trả công và cũng không được đi làm việc ở nơi khác. Vì vậy, nó dễ bị lạm dụng nên sau đó hình thức phạt nảy cũng được loại trừ khỏi phạm vi trách nhiệm kỷ luật lao động.
Sa thải được hiểu là hình thức kỷ luật ở mức cao nhất mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyên áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật. Nhằm loại bỏ ra khỏi tập thể lao động những người không có ý thức kỷ luật và vi phạm nghiêm trọng đến quy định của doanh nghiệp. Do đó, trường hợp khi bị sa thải thì người lao động sẽ không được tham gia quan hệ lao động đó nữa. Quan hệ lao động giữa hai bên mặc nhiên chấm dứt và sa thải đồng nghĩa với việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc và quy trình xử lý kỷ luật lao động
Mặc dù vậy, đây chỉ là sự đơn phương chấm dứt hợp đồng từ phía người sử dụng lao động đối với người lao động khi họ có những hành vi vi phạm kỷ luật. Chính vì điều đó, để tránh tình trạng người sử dụng lao động sa thải người lao động một cách bừa bãi và không đúng quy định và để bảo đảm việc làm cho người lao động thì pháp luật các nước thường quy định cụ thể các trường hợp đối với người sử dụng lao động, được quyền sa thải người lao động và thông thường đó là một trong những trường hợp người lao động có những vi phạm được coi là lỗi nặng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là phải chứng minh được lỗi của người lao động mức độ như thế nào được xem là lỗi nặng.
Pháp luật cũng như là tập quán của các nước thông thường cố gắng xác định rõ các hành vi bị coi là lỗi nặng. Thông thường, hành vi được xem là lỗi nặng được xác định như ăn cắp, gian lận và mục đích làm thiệt hại hoặc mất tài sản của chủ, lạm dụng sự tin cậy, vắng mặt không có lý do chính đáng, không phục tùng sự quản lý.
Các trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật sa thải
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong thời gian sau đây: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng và nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động, đang bị tạm giữ và tạm giam hoặc đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nữ mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm quy định kỷ luật lao động, khi người lao động mắc bệnh tâm thần hay mắc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân mình. Như vậy, khi mà người lao động vi phạm dẫn tới kỷ luật nhưng thuộc các trường hợp trên thì vẫn không bị xử lý kỷ luật lao động, bao gồm cả hình thức sa thải.