Giấy phép xây dựng được phân ra các loại đó là: Giấy phép xây dựng mới; giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo; giấy phép di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn. Trong đó giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định. Bài viết sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?
Giấy phép xây dựng là gì?
Theo quy định tại pháp luật, cụ thể tại Luật Xây dựng 2014 quy định về khái niệm giấy phép xây dựng thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Như vậy, giấy phép xây dựng là văn bản xác nhận việc cho phép của cơ quan Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức thực hiện công trình xây dựng trong dự án đầu tư, xây dựng nhà ở riêng lẻ theo nguyện vọng của chủ đầu tư và quy định của pháp luật.
Giấy phép xây dựng được phân ra các loại đó là: Giấy phép xây dựng mới; giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo; giấy phép di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn. Trong đó giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định.
Các trường hợp khi xây dựng phải bắt buộc xin giấy phép xây dựng đó là: Xây dựng nhà ở mới tại khu vực đô thị hoặc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn và sửa chữa, cải tạo nhà ở đang tồn tại hoặc muốn thay đổi kiến trúc mà việc thay đổi đó ảnh hưởng đến tổng thể của căn nhà
Các công trình xây dựng thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014 là những công trình không cần phải xin phép giấy phép xây dựng khi thi công.
Xem thêm: Thủ tục, Hồ sơ xin Giấy Phép Kinh Doanh Cầm Đồ mới nhất 2024
Giấy phép xây dựng có thời hạn trong bao lâu?
Chủ sở hữu thi công các công trình phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. Giấy phép xây dựng có hiệu lực từ ngày cấp phép và thời hạn của giấy phép là không quá 12 tháng sau khi được cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ xây dựng đã được cấp giấy phép xây dựng nhưng vì một lý do chủ quan hay khách quan nào đó mà chưa thể khởi công thì có thể tiến hành gia hạn giấy phép xây dựng. Pháp luật quy định chỉ được gia hạn tối đa 02 lần đối với một giấy phép xây dựng và thời hạn tối đã cho mỗi lần gia hạn giấy phép là không quá 12 tháng. Trong trường hợp chủ xây dựng đã gia hạn giấy phép quá 02 lần mà vẫn chưa khởi công xây dựng dự án, công trình thì bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp mới Giấy phép xây dựng cho công trình, dự án theo quy định của pháp luật.
Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ, thời hạn của giấy phép sẽ được ghi cụ thể trong giấy phép đó. Tuy nhiên nếu công trình chưa được khởi công thì chủ công trình phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét gia hạn thời hạn cho đến khi công trình được triển khai thực hiện.
Ý nghĩa của giấy phép xây dựng?
Giấy phép xây dựng là cơ sở để chủ đầu tư, chủ xây dựng tiến hành xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thẩm tra, thẩm duyệt để xác định kết cấu của công trình có được xây dựng theo quy chuẩn được quy định hay không. Việc cấp giấy phép xây dựng còn là căn cứ để xác định tính chuẩn xác của công trình khi xây dựng so với quy định được đưa ra trong giấy phép. Trường hợp công trình được xây dựng một cách trái phép hoặc xây dựng sai so với quy định trong giấy phép xây dựng thì chủ xây dựng sẽ phải chịu chế tài xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Đối với từng loại giấy phép xây dựng sẽ được cấp cho các công trình xây dựng có quy mô, đặc điểm khác nhau:
- Đối với giấy phép xây dựng công trình: Được cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật.
- Đối với giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là loại giấy phép phổ biến nhất, được cấp cho các công trình xây dựng nhà ở tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. Khi có giấy phép xây dựng này, người dân có thể khởi công xây dựng công trình theo đúng quy chuẩn, đảm bảo về an toàn kỹ thuật cho công trình và bảo vệ tính mạng sức khỏe cho mọi người.
- Giấy phép xây dựng sửa chữa được cấp để thực hiện việc sửa chữa, cải tạo công trình đang tồn tại có thay đổi về về kiến trúc các mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng. Loại giấy phép này tạo điều kiện cho chủ đầu tư sử chữa, cải tạo công trình theo đúng quy định, quy hoạch về đô thị, cảnh quan và hạn chế rủi ro ít gây nguy hiểm cho các công trình xung quanh khi xây dựng
Xem thêm: Thủ tục xin giấy giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 2024
Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
- Công trình được xây dựng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng chung do Nhà nước ban hành và quy hoạch xây dựng chi tiết của từng địa phương và phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình xây dựng phải đảm bảo các quy định về xây dựng như chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường bộ, hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, các di tích – di sản – lịch sử văn hóa,…. cũng như các yêu cầu về an toàn với công trình xây dựng xung quanh.
- Đảm bảo vị trí về khoảng cách theo quy định của pháp luật khi xây dựng các công trình kho chứa chất độc hại, chất thải, công trình vệ sinh công cộng có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Các công trình được xây dựng đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan xung quanh, cũng như các hệ thống thoát nước, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy…
- Các công trình lớn như các khu đô thị, khu chung cư phải tiến hành xây dựng tầng hầm.
Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020; Nghị định 15/2021/NĐ-CP; Thông tư 15/2016/TT-BXD thì hồ sơ chủ đầu tư xây dựng cần chuẩn bị để gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng ở Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư xây dựng trước đó.
Xem thêm: Dịch Vụ Phòng Pháp Chế Thuê Ngoài Uy Tín
Thủ tục xin gia hạn giấy phép xây dựng?
Chủ thể thực hiện thủ tục xin gia hạn giấy phép xây dựng là chủ đầu tư dự án xây dựng và thủ tục xin gia hạn giấy phép xây dựng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chủ đầu tư xây dựng chuẩn bị 02 bộ hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn giấy phép xây dựng, cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền gia hạn giấy phép xây dựng đối với các công trình cấp III, công trình cấp IV và nhà ở riêng lẻ thuộc địa phương nơi ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền gia hạn giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Bước 2: Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ
Trường hợp hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật thì cơ quan sẽ cấp biên nhận, hẹn ngày trả kết quả hồ sơ cho người nộp
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đủ các điều kiện quy định của pháp luật thì cơ quan sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả hồ sơ
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 05 ngày kế tiếp thì Cơ quan chức năng có thẩm quyền phải xem xét để hoàn thành thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng.
Trường hợp quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan nhà nước không phản hồi thì chủ đầu tư xây dựng được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.