Di sản thừa kế là một trong những loại tài sản vướn phải nhiều tranh chấp nhất trong cuộc sống hằng ngày. Vậy di sản thừa kế là gì? Ý nghĩa và giá trị của di sản thừa và làm thế nào để xác định, chia di sản thừa kế một cách chính xác nhất mời bạn xem bài đọc bên dưới để biết thêm chi tiết.
Ý nghĩa và giá trị về di sản thừa kế trong gia đình
Theo Điều 612 BLDS 2015 có quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác để lại cho người khác sau khi người này chết.
Chính vì thế, di sản thừa kế trong gia đình chính là những phần tài sản của người đã mất trong gia đình để lại, tài sản đó có thể của hoặc họ sở hữu chung với người trong gia đình.
Di sản thừa kế mang ý nghĩa và giá trí tùy thuộc theo loại tài sản người đó để lại. Tài sản đó có thể là bất cứ thứ gì mang giá trị nhất định thông qua sự định giá chẳng hạn như: đất đai, nhà ở, vàng bạc, xe cộ, một số quyền phát sinh từ giao dịch dân sự, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, giá trị của di sản thừa kế sẽ luôn luôn được định giá để trong dễ dàng phân chia di sản trong quá trình thừa kế.
Xem thêm: Các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng hiện nay
Quy định pháp lý về di sản thừa kế trong gia đình
Tài sản riêng của người chết
Di sản có thể là tài sản riêng của người chết để lại, họ tạo ra bằng thu nhập hợp của chính mình như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, nhuận bút,… hoặc loại tài sản được tặng cho, thừa kế,…
Tài sản riêng bao gồm các loại tài sản sau:
- Tiền, vàng bạc, kim cương đá quý
- Nhà ở, đất đai được tặng cho hoặc nhà nước để lại cho ở và xác định thuộc quyền sở hữu của người chết.
- Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất,..
- Tài liệu, máy móc, dụng cụ của quá trình công tác nghiên cứu
- Ngoài ra các quyền về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…cũng là một dạng tài sản riêng của người chết để lại và được xem là di sản của người mất
Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
Trường hợp nhiều người cùng góp vốn kinh doanh thì khối tài sản góp vốn được xem là tài sản chung của nhiều người. Nếu một trong những đồng sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết sẽ là phần tài sản riêng thuộc sở hữu của người đó trong phần tài sản chung.
Trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu hợp nhất có thể phân chia. Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cách thức giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết; Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
- Khi vợ hoặc chồng chết; bị Tòa án ra tuyên bố là đã chết thì người còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc của người chết có chỉ định người quản lý khác hoặc người thừa kế di sản khác quản lý di sản.
- Trường hợp tài sản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người còn sống thì một bên vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia tài sản
- Tài sản trong kinh doanh của vợ chồng được giải quyết như trên trừ trường hợp pháp luật kinh doanh quy định
Tham khảo thêm: Bảo hiểm xã hội và những điều cần biết
Quyền về tài sản do người chết để lại
Đây là các quyền dân sự phát sinh từ quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại trước khi chết họ tham gia, ví dụ như: quyền đòi nợ, chuộc tài sản thế chấp, cầm cố,…Ngoài ra, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cũng là một di sản thừa kế. Đất đại thuộc quyền sở hữu toàn dân, chính vì vậy khi cá nhân, tổ chức sở hữu đất đai khi chết, quyền sở hữu đất cũng là tài sản riêng của họ và tùy theo loại đất khác nhau mà quyền thừa kế di sản sẽ được quy định khác nhau.
Lưu ý: Các quyền về tài sản mà gắn liền với nhân thân của người đã chết (quyền hưởng trợ cấp, trợ cấp thôi việc, lương hưu) không là di sản thừa kế.
Cách thừa hưởng di sản thừa kế
Xác định hình thức thừa kế:
Việc đầu tiên khi thừa hưởng di sản thừa kế phải xác định xem di sản đó được thừa kế theo hình thức nào. Hiện nay có hai hình thức thừa kế phổ biến là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Nếu là thừa kế theo di chúc phải xác định tính hợp pháp, giá trị hiệu lực của di chúc, đối chiếu xem đây là loại di chúc gì, các điều kiện kèm theo loại di chúc này.
Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu luật thì di sản sẽ chia theo hình thức pháp luật.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Xác định người hưởng di sản thừa kế:
Khi thừa kế di sản theo pháp luật, cần phải xác định ai là người được hưởng di sản theo quy tắc hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ hai và cuối cùng là hàng thừa kế thứ 3. Khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì họ người ở hàng thừa kế sau mới được hưởng.
Tiếp theo, phải xác định ai là người được hưởng di sản thừa kế, ai không được quyền thừa kế di sản, hoặc không được đề cấp tới,…
Theo di chúc của người lập di chúc
Thừa hưởng di sản theo di chúc cần phải xác định như sau: Những người trong di chúc được hưởng thừa kế là ai? Có còn sống khi mở thừa kế không? Nếu có người hưởng di sản theo di chúc những mất trước thời điểm thừa kế thì phần này được chia theo pháp luật.
Ví dụ: A viết di chúc để lại cho B, C, D mỗi người 40 triệu (tổng là 120 triệu). Tuy nhiên C lại chết trước A nên phần di sản của A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.
(1) Chia theo di chúc thì những người thừa kế còn sống sẽ nhận: B=C=D=40 triệu.
(2) Phần di sản mà C được chia theo pháp luật”
Trong trường hợp này thì chỉ còn B,D,E sống nên: B=D=E = 40 triệu/3 = 13,3 triệu
Như vậy:
B=D= 40 triệu + 13,3 triệu = 53,3 triệu
E = 13,3 triệu.
Theo luật của pháp luật
Theo luật của pháp luật Việt Nam hiện nay, di sản thừa kế của người mất trong gia đình sẽ được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Trường hợp người chết có lập di chúc thì di sản sẽ được thừa kế dựa trên sự chỉ định trong di chúc, trường hợp nếu chưa có di chúc sẽ tiến hành thừa kế theo hàng pháp luật quy định.