zalo-icon
phone-icon

Chủ sở hữu toàn dân về đất đai

Chủ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta bắt đầu được xác lập từ Hiến pháp năm 1980, thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992, thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN.Đất đai là một tài sản có giá trị cao, để sở hữu đất là một vấn đề không dễ dàng và những chủ thể khác nhau sẽ có quyền sử dụng đất khác nhau. Vậy, vấn đề về sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Chủ thể nào có quyền sở hữu đối với đất đai? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Luật Thành công để hiểu rõ hơn nhé.

Chủ sở hữu toàn dân về đất đai

Ngay tại Điều 1 của Luật đất đai 2013 đã khẳng định “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai” và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai.

Có thể bạn quan tâm: Địa vị pháp lí của người sử dụng đất

Không chỉ trong Luật đất đai mà quyền sở hữu đất còn được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam 2013 như sau:

Như vậy, quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam thuộc “sở hữu toàn dân” và Nhà nước là cơ quan “đại diện quản lý”. Do đó, cá nhân hay tổ chức ở Việt Nam không phải là chủ thể sở hữu đất đai mà chỉ là chủ thể  có “quyền sử dụng đất” do Nhà nước thừa nhận.

Để có được phạm trù “sở hữu toàn dân về đất đai” như hiện nay không phải sự suy tính một sớm một chiều, mà nó đã được chứng minh bằng lịch sử rằng sự “tư hữu” thật sự không phù hợp. Ví dụ điển hình nhất là đất đai thời kỳ xã hội phong kiến vừa thuộc sở hữu nhà nước vừa thuộc sở hữu tư nhân. Những người dân nghèo mất đất rơi vào tay địa chủ phong kiến, họ trở thành giai cấp thống trị trong xã hội, còn người dân nghèo vừa bị mất đất vừa phải làm nô dịch cho địa chủ và trở thành giai cấp bị trị. Xã hội bị trì trệ, áp bức, bất công và kém phát triển.

Hơn nữa, theo chủ nghĩa Mác – Lênin cũng cho rằng tư hữu về đất đai sinh ra địa tô tuyệt đối là một lực cản ghê gớm đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, là nguồn gốc của sự đói khổ của số đông nhân loại trong lịch sử thế giới. Vì thế, nên sở hữu toàn dân về đất đai.

Chủ sở hữu toàn dân về đất đai
Chủ sở hữu toàn dân về đất đai

Khách thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai

Khách thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong Luật quốc tế thì Đất đai thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đó bao gồm đất trên đất liền và đất trên các đảo, quần đảo.

Căn cứ theo mục đích sử dụng khách thể – đất đai hiện nay gồm 3 nhóm:

  • Nhóm đất nông nghiệp;
  • Nhóm đất phi nông nghiệp;
  • Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Khách thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai
Khách thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai

Và hiện nay các tranh chấp về đất đai ngày càng nhiều và phức tạp, nên đòi hỏi các quy định có phần chặt chẽ hơn và cũng không ngừng sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

Trên đây là một số thông tin về chủ sở hữu toàn dân về đất đai do Luật Thành công cung cấp, hy vọng sẽ giúp được quý đọc giả nắm tình hình về sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710