zalo-icon
phone-icon

Bút toán là gì? Các loại bút toán phổ biến

Bút toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán. Sử dụng bút toán giúp nhân viên kế toán tổ chức và phân tích dữ liệu, thực hiện các phép tính số liệu và đưa ra kết luận hoặc quyết định dựa trên dữ liệu số. Vậy để tìm rõ chi tiết Bút  toán là gì thông qua bài viết mày từ Luật Thành Công.

Khái niệm về bút toán

Tổng quát về bút toán
Tổng quát về bút toán

Thuật ngữ “bút toán” thường được sử dụng để chỉ các phép tính toán, bao gồm cả cách ghi chép và thực hiện chúng bằng việc sử dụng bút và giấy hoặc các phương tiện ghi khác. Một bút toán có thể bao gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục tương ứng với định khoản “Nợ” hoặc “Có”. Nó được coi là cân đối khi tổng giá trị định khoản nợ bằng tổng giá trị định khoản có. Bút toán có thể ghi nhận các hạng mục duy nhất, cũng có thể ghi nhận các hạng mục lặp lại như khấu hao tài sản hoặc khấu hao nguồn vốn

Hướng dẫn ghi chép bút toán

Hướng dẫn ghi chép bút toán
Hướng dẫn ghi chép bút toán
  • Trong quá trình ghi chép bút toán bằng phần mềm lưu giữ của kế toán, tất cả các giao dịch sẽ được nhập vào các số phụ. Các module sẽ hiển thị sự khác biệt, chẳng hạn như phải thu hoặc phải trả. Ngoài ra, nó sẽ có ảnh hưởng gián tiếp theo các hình thức khác nhau trước khi đến sổ cái kế toán.
  • Đối với trường hợp nhân viên kế toán ghi chép giao dịch bút toán trực tiếp trên giấy thông qua sổ sách thông thường, họ cần ghi lại các định khoản nợ đầu tiên, sau đó là các định khoản có. Điều này giúp người đọc phân biệt các khoản khác nhau.

Các loại bút toán phổ biến

Các loại bút toán
Các loại bút toán

Bút toán điều chỉnh trong lĩnh vực kế toán

Bút toán điều chỉnh trong lĩnh vực kế toán là quy trình mà người kế toán thực hiện để điều chỉnh các mục trong sổ sách kế toán vào cuối mỗi kỳ làm kế toán. Có 5 loại bút toán điều chỉnh như sau:

  • Bút toán điều chỉnh cho khấu hao của tài sản cố định: điều chỉnh giá gốc của tài sản và chi phí liên quan. Thông thường, phương pháp khấu hao thẳng được sử dụng khi áp dụng bút toán này.
  • Bút toán điều chỉnh theo doanh thu đã nhận trước: sửa đổi doanh thu từ chi phí đã nhận trước và cam kết bán hàng, tạo nên các khoản nợ cần thanh toán.
  • Bút toán điều chỉnh cho doanh thu chưa nhận: ngược lại với bút toán trên, điều chỉnh doanh thu đã phát sinh nhưng chưa thu được từ khách hàng, điều này liên quan đến xử lý nợ cần thu.
  • Bút toán điều chỉnh cho chi phí đã thanh toán trước: điều chỉnh chi phí khách hàng đã thanh toán trước, ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả kinh doanh, như chi phí đầu tư cho truyền thông, tiền thuê mặt bằng,…
  • Bút toán điều chỉnh cho chi phí đã thanh toán: điều chỉnh chi phí đã phát sinh nhưng chưa thanh toán hoặc xử lý, như lương tháng, chi phí dịch vụ,…

Trong lĩnh vực kế toán, mục tiêu của việc sử dụng bút toán điều chỉnh là đảm bảo chính xác về số liệu khi có chi phí và doanh thu xuất hiện trong các tổ chức và doanh nghiệp.

Bút toán kết chuyển trong lĩnh vực kế toán

Bút toán kết chuyển là một trong những loại bút toán quan trọng mà người làm kế toán cần nắm vững. Thường thực hiện vào cuối mỗi kỳ và theo định mức thời gian như tháng, quý hoặc năm.

Bút toán kết chuyển là quá trình chuyển các tài khoản kế toán từ các nhóm 5, 6, 7 và 8 sang tài khoản nhóm 9. Qua đó, có thể xác định rõ về kết quả kinh doanh của tổ chức hay doanh nghiệp và tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nó cũng loại bỏ các chi phí không hợp lý để tính thuế, giúp xác định số thuế cần nộp.

Bút toán khóa sổ trong lĩnh vực kế toán

Bút toán khóa sổ là loại bút toán thực hiện vào cuối kỳ kế toán để ghi lại thông tin kế toán một cách đầy đủ trong sổ sách. Nó cung cấp cơ sở cho việc lập báo cáo tài chính của tổ chức hay doanh nghiệp.

Bút toán khóa sổ chia thành nhiều loại như:

  • Bút toán khóa sổ để phân bổ chi phí đã thanh toán trước trong thời gian ngắn hoặc dài hạn, kèm theo khấu hao tài sản cố định.
  • Bút toán khóa sổ tổng hợp chi phí phát sinh và tính giá thành hợp lý nhất.
  • Bút toán khóa sổ kiểm kê toàn bộ tài sản cố định, tiền mặt và tồn kho.
  • Bút toán khóa sổ trích lập chi phí phát sinh trong năm mà không có đầy đủ chứng từ.
  • Đối chiếu công nợ và xử lý chênh lệch kịp thời để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Lập kế hoạch dự phòng cho tồn kho và các khoản nợ khó đòi, cũng như dự phòng cho đầu tư tài chính và hoàn lại các khoản dự phòng.

Tóm lại, trong lĩnh vực kế toán hiện nay có rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành khác nhau mà một người làm trong ngành này cần phải nắm bắt và hiểu thật kỹ lưỡng thì mới có thể hoàn thành công việc thật tốt. Hi vọng bài viết ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa của khái niệm “bút toán” cùng với những thông tin xoay quanh vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần sự tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710