zalo-icon
phone-icon

Xử lý hành vi kết hôn trái pháp luật

Hiện nay, có rất nhiều vụ việc kết hôn trái pháp luật vì lý do không hiểu luật hoặc biết mà cố tình vi phạm. Sau đây là một trường hợp được gửi đến và được Luật Thành Công đưa ra quan điểm về xử lý hành vi kết hôn trái pháp luật.

Hình ảnh biểu trưng hành vi kết hôn trái pháp luật

Câu hỏi đặt ra

Vợ chồng tôi kết hôn đã được 02 năm và hiện tại tôi đang mang thai tháng thứ 8. Do điều kiện kinh tế nên sau khi cưới được 01 tháng thì chồng tôi phải đi làm xa nhà. Hiện tôi được biết thông tin là chồng tôi chuẩn bị kết hôn với người phụ nữ khác ở nơi chồng tôi đi làm. Vậy tôi muốn hỏi tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mẹ con tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!

TRẢ LỜI

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Hãng Luật Thành Công – Sài Gòn. Với thắc mắc của bạn, Hãng Luật Thành Công – Sài Gòn xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trước tiên, cần khẳng định với bạn rằng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nếu chồng bạn mà kết hôn với người phụ nữ khác là việc kết hôn trái pháp luật.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

Đối chiếu với Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định bao gồm:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Có thể bạn quan tâm: Trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài chi tiết 

Pháp luật quy định để xử lý hành vi: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ như sau:

Thứ nhất: Trách nhiệm hành chính

Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi này như sau:

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
  • Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.

Thứ hai: Trách nhiệm hình sự

Hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Xem thêm thông tin: Xác định nơi nộp đơn ly hôn đối với đơn phương ly hôn 

Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Như vậy, hướng giải quyết cho bạn trong trường hợp này là bạn nên tiến hành tố giác hành vi này với chính quyền địa phương và cơ quan công an để cơ quan công an tiến hành điều tra, xác minh hành vi của chồng bạn có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị truy cứu trách nhiệm hành chính.

Lưu ý: Bạn cũng cần lưu ý đến quyền ly hôn của người chồng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp cho bạn và con của bàn. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ chồng đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp bạn yêu cầu ly hôn đơn phương hoặc chấp thuận ly hôn thuận tình.

NẾU BẠN CHƯA RÕ HOẶC CÒN VƯỚNG MẮC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 0931 060 668 – 0963 766 477 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

thành lập công ty nước ngoài
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710