Tranh thấp thương mại là gì?
Có những phương thức nào để giải quyết tranh chấp thương mại?
Bạn hãy đọc nội dung bài viết này, Luatthanhcong.com sẽ trả lời những câu hỏi này.
Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Bao gồm các phương thức sau: thương lượng, hòa giải và trọng tài tòa án.
Thương lượng
Thương lượng là quá trình giải quyết tranh chấp đầu tiên không nằm trong quy định bắt buộc của pháp luật. Tất cả vấn đề tranh chấp đều phụ thuộc vào thiện chí giải quyết giữa các bên.
Với phương thức này rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp. Bởi vì, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không gò bó, không mất nhiều thời gian cũng như tiền bạc.
Hòa giải
Là công việc tiến hành tranh chấp dưới sự hỗ trợ của “hòa giải viên”. Đây cũng là phương thức hòa giải không nằm trong quy định của pháp luật, được thực hiện dựa trên thiện chí của đôi bên.
Khi có vấn đề tranh chấp cần hòa giải, các bên thỏa thuận tiến hành lựa chọn một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết để đưa ra lời khuyên về nghĩa vụ và quyền lợi. Kết quả hòa giải là sự thỏa thuận của các bên chứ không phải của “hòa giải viên”.
Phương thức hòa giải này cũng được ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác đôi bên.
Trọng tài tòa án
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong mối quan hệ kinh tế. Vì sở hữu những ưu điểm: tạo quyền chủ động cho đôi bên, có tính linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo tính bí mật.
Phương thức trọng tài tòa án cho chính bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn và được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Và đây cũng là phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều chủ thể lựa chọn.
Tìm hiểu thêm về: Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (DSM)
4 nguyên tắc của DSM
DSM được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận đối với các bên tranh chấp. Các nguyên tắc này, phù hợp với mục tiêu các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với hiệp định thương mại trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế.
Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở WTO
Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở WTO được thực hiện như sau:
- Hòa giải: DSB khuyến khích việc giải quyết tranh chấp bằng “hòa giải”. Nếu hòa giải thất bại ban sơ thẩm sẽ thành lập.
- Sơ thẩm: gồm có 3 chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm về luật thương mại quốc tế từ các nước. Phán quyết của ban sơ thẩm sẽ được thông qua trên cơ sở đồng thuận trong thời hạn 60 ngày. Nếu 1 bên không chấp nhận phán quyết có liên quan trong vụ kiện, quá trình phúc thẩm sẽ bắt đầu.
- Phúc thẩm: là nội dung mới trong quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO. Ban phúc thẩm gồm 7 người, có thời hạn tối đa 60 ngày. Báo cáo của phúc thẩm được thông qua trên cơ sở đồng thuận và có tính ràng buộc pháp lý.
Trên đây là tất cả quá trình tư vấn về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Hy vọng sẽ cung cấp thêm một số thông tin hữu ích cho những chủ thể có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh