Là một công dân của Việt Nam đều phải thực hiện tròn trách nhiệm về nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Song trong xã hội vẫn có nhưng công dân có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, hoặc hình sự. Qua bài viết này hãy cùng Luật thành công tìm hiểu tổng hợp về các mức án phạt cho người có tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự năm 2024.
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những gì?
Theo quy định trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, hay còn gọi là khám nghĩa vụ quân sự, là việc thực hiện kiểm tra, phân loại và đưa ra kết luận về sức khỏe của công dân được triệu tập làm nghĩa vụ quân sự sau khi đã qua đánh giá sơ bộ về sức khỏe và của công dân đã đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự. Quá trình này được thực hiện bởi Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
Trong quá trình này, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là quá trình thực hiện kiểm tra, phân loại và kết luận về sức khỏe của quân nhân dự bị.
Các nội dung kiểm tra sức khỏe bao gồm:
- Kiểm tra về thể lực;
- Đo nhịp tim, đo huyết áp;
- Tiến hành khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
- Thu thập thông tin về tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình.
Ai phải tuân thủ nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định trong Chương IV của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, những điều kiện để gọi công dân phục vụ nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Độ tuổi: Từ 18 đến 25 tuổi; nếu có bằng cấp cao đẳng hoặc đại học, độ tuổi nhập ngũ có thể kéo dài từ 18 đến 27 tuổi.
- Có lý lịch rõ ràng.
- Tuân thủ và chấp hành theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Có sức khỏe đủ để phục vụ quân sự theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TT-BYT-BQP: Bao gồm sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3; công dân cận thị từ 1,5 diop trở lên, viễn thị ở mọi mức độ, nghiện ma túy, HIV, AIDS sẽ không được nhập ngũ.
- Có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong các tỉnh gặp khó khăn, không đủ chỉ tiêu nhập ngũ, có thể xem xét lấy công dân có trình độ từ lớp 7.
Đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa, có điều kiện đặc biệt khó khăn, có thể tuyển không quá 25% công dân với trình độ văn hóa cấp tiểu học, phần còn lại phải là trung học cơ sở trở lên.
Do đó, để tuân thủ nghĩa vụ quân sự, công dân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, trừ trường hợp được miễn nghĩa vụ, bao gồm:
- Là con của liệt sĩ hoặc thương binh hạng một.
- Là anh/em trai của liệt sĩ.
- Là con của thương binh hạng hai hoặc bệnh binh hoặc người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Là người không phải là quân nhân, công an làm công tác cơ yếu.
- Là công chức, cán bộ, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Phạt hành chính với đối với tội trốn nghĩa vụ quân sự năm 2024
Mùa tuyển quân năm 2024 đã khởi đầu vào cuối tháng 11/2023 và trong tháng 02/2024, các địa phương sẽ đồng loạt tổ chức lễ giao – nhận quân. Nhiều thanh niên nam đã chính thức bắt đầu hành trình nhập ngũ, nhưng cũng có những người nỗ lực tránh xa trách nhiệm này.
Dựa trên điều 7 của Nghị định 37/2022/NĐ-CP, những người vi phạm quy định về nhập ngũ năm 2024 sẽ bị phạt hành chính như sau:
STT |
Hành vi |
Mức phạt |
1 |
Hành vi không có mặt đúng thời hạn hoặc đúng địa điểm tập trung theo lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. |
30 – 40 triệu đồng |
2 |
Gian dối nhằm trốn tránh sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe đủ điều kiện theo quy định. |
40 – 50 triệu đồng |
3 |
Không chấp hành những điều lệnh gọi nhập ngũ (trừ các trường hợp nêu trên). |
50 – 75 triệu đồng |
Do đó, những công dân “trốn” nghĩa vụ quân sự có thể phải đối mặt với mức phạt hành chính lên đến 75 triệu đồng.
Theo Điều 5 của Thông tư 95/2014/TT-BQP, lý do chính đáng bao gồm:
- Người phải kiểm tra hoặc khám sức khỏe đang bị ốm hoặc bị tai nạn trong khi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ chồng hoặc bố, mẹ vợ; người nuôi dưỡng được tính là hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng cần chăm dưỡng.
- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm các đối tượng trên chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
- Nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, hoặc hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Người được gọi đi nghĩa vụ không nhận được giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe, hoặc gặp khó khăn do hành vi của người khác hoặc do cơ quan có trách nhiệm gây ra cản trở.
Ngoài việc bị phạt tiền, những người có hành vi như trên cũng cần thực hiện biện pháp khắc phục bằng cách tuân thủ lệnh gọi nhập ngũ.
Phạt tù đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự năm 2024
Ngoài trừ phạt hành chính, người lẩn trốn nghĩa vụ quân sự có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Để cụ thể, theo Điều 332 của Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào không tuân thủ đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, hoặc nhận lệnh gọi tập trung huấn luyệnđã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích và vẫn vi phạm hoặc đã bị xử phạt về hành vi này, sẽ phải:
- Bị phạt cải tạo không giam giữ trong khoảng 02 năm.
- Bị phạt tù trong thời gian từ 03 tháng đến 02 năm.
Đặc biệt, nếu có thêm các yếu tố nghiêm trọng như: Tự tổn thương hoặc làm tổn thương sức khỏe bản thân; Phạm tội trong thời chiến hoặc kích động người khác phạm tội, mức phạt tù có thể lên đến 01 – 05 năm.
Trên đây là chi tiết về những điều lưu ý khi có hành vi vi phạm trốn nghĩa vụ quân sự năm 2024. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần giải đáp, anh chị vui lòng liên hệ Luật Thành Công để được hỗ trợ tư vấn giải đáp.