Khi một công ty, doanh nghiệp bị giải thể thì trách nhiệm người quản lý khi giải thể công ty là gì? Gồm những ai? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thành Công để hiểu rõ hơn nhé!
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể công ty, doanh nghiệp:
Tòa án
Căn cứ theo quy định tại Điều 209 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của tòa án.
Theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh khi ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa án đã có hiệu lực thi hành thì phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Kèm theo đó là thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa án. Như vậy, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể doanh nghiệp.
Cơ quan đăng kí kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại khoản e Điều 216 Luật doanh nghiệp 2020 thì cơ quan đăng kí kinh doanh có nhiệm vụ và quyền hạn xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ khi giải thể công ty/ doanh nghiệp:
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
(1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
(2) Nợ thuế;
(3) Các khoản nợ khác;
(4) Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Xem thêm:
Trách nhiệm của người quản lý công ty/ doanh nghiệp khi giải thể:
Chủ doanh nghiệp, Người quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc giải thể doanh nghiệp bao gồm những ai? Đó là:
- Thành viên Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần;
- Thành viên Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Chủ sở hữu công ty;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Giám đốc/Tổng giám đốc;
- Thành viên hợp danh đối với Công ty Hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Vậy chủ doanh nghiệp, người quản lý DN phải chịu những trách nhiệm gì khi giải thể?
Thứ nhất: Chủ DN, người quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Thứ hai: Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người được liệt kê trong các trường hợp trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ ba: Căn cứ theo quy định của Luật Quản lý thuế thì chủ DN, người quản lý DN chiều trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể.
Thứ tư: đối với doanh nghiệp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án, chủ DN và người quản lý DN có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các trình tự, thủ tục giải thể theo quy định.