zalo-icon
phone-icon

Thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm

Nhu cầu làm đẹp là nhu cầu luôn tồn tại và song hành cùng phát triển với con người, do đó mảng kinh doanh mỹ phẩm cũng được mọi người chú trọng đến. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, mức độ cạnh tranh của mặt hàng này khá gay gắt. Có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm đang được rao bán trên thị trường với chất lượng, xuất xứ, giá cả khác nhau. Do đó việc thành lập công ty mỹ phẩm để kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực này là một nhu cầu thiết yếu của những người kinh doanh mỹ phẩm.

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021.
  • Luật Đầu Tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018.
Thành lập công ty mỹ phẩm
Thành lập công ty mỹ phẩm

Theo quy định của pháp luật hiện hành ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm được coi là ngành kinh doanh thông thường, sau khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở KHĐT thì không cần đòi hỏi các loại giấy phép con nào khác.

Vì vậy khi muốn thành lập công ty bán mỹ phẩm, bạn chỉ cần đăng ký đúng biểu mẫu do luật quy định, cũng như điền các ngành nghề phù hợp với việc kinh doanh mỹ phẩm và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết là có thể được Sở KHĐT cấp phép kinh doanh.

Sau đây Luật Thành Công sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các bạn về các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty mỹ phẩm theo quy định của luật hiện hành.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Hiện nay có 2 dạng hình thức kinh doanh mỹ phẩm.

  • Dạng thứ nhất là Thương mại: bán các sản phẩm có sẵn, các sản phẩm nhập khẩu, phân phối các sản phẩm có sẵn trên thị trường.
  • Dạng thứ hai là sản xuất: tự sản xuất các loại mỹ phẩm để bán ra thị trường, thuê đơn vị thứ ba để gia công theo công thức có sẵn.  

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm

Dù kinh doanh dưới hình thức nào thì Công ty mỹ phẩm cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

Điều kiện về các tổ chức, cá nhân thành lập công ty mỹ phẩm

Những cá nhân, tổ chức thuộc Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ không được thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm: Ví dụ : Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;…. . Ngoài các đối tượng bị cấm theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì tất cả các tổ chức, cá nhân đều được quyền thành lập công ty mỹ phẩm.

Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Khi thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì phải chọn mã ngành nghề cùng ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mỹ phẩm. Bạn có thể kham khảo và lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh điển hình dùng trong công ty mỹ phẩm như sau:

  • 4649:  Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.
  • 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.
  • 4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh lưu động hoặc tại chợ. (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Tp.HCM)
  • 4791 – Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet. Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm qua bưu điện hoặc internet. (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Tp.HCM)

Ngoài hai điều kiện bắt buộc ở trên, thì Công ty mỹ phẩm cần chuẩn bị thêm các thông tin sau:

Địa chỉ kinh doanh của công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 ngoài các chung cư dùng để ở không có hình thức kinh doanh thì doanh nghiệp đều có thể được Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở chấp thuận. Việc chuẩn bị một mặt tiền thuận lợi để kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của công ty.

Tên công ty mỹ phẩm

Khi đặt tên công ty cần phải lưu ý tránh đặt tên rơi vào những trường hợp cấm được quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020. Ngoài những trường hợp do luật quy định thì bạn có thể đặt bất kỳ tên công ty nào bạn muốn.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Thủ tục thành lập công ty mỹ phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty mỹ phẩm

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (Mẫu Phụ lục I-2(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)).
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần. (Mẫu Phụ lục I-6 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư))
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân.
  • Nếu Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác nộp, nhận hồ sơ thì cần phải có Văn bản ủy quyền.
Hồ sơ thành lập công ty mỹ phẩm
Hồ sơ thành lập công ty mỹ phẩm

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Nộp đầy đủ bộ hồ sơ nêu trên tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi công ty mỹ phẩm đặt trụ sở chính bằng phương thức nộp qua Cổng thông tin điện từ về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập công ty mỹ phẩm từ cổng thông tin, chuyên viên phụ trách của phòng đăng ký kinh doanh cần tiến hành xem xét, thẩm định và ra thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
  • Trong trường hợp hồ sơ đăng ký đã hợp lệ, công ty của bạn sẽ được cấp GCN đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, công ty bạn cần tiến hành sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu tại thốn báo và nộp lại trong thời gian nhanh nhất.
  • Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty bạn. Hiện nay, hầu hết các tỉnh trên cả nước đã thực hiện việc trả giấy chứng nhận qua bưu điện, điều này rất thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện việc đăng ký.

Bước 3: Khắc con dấu công ty

  • Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản thảo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Thành Công sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
  • Bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều dấu giống hoặc khác nhau, con dấu có thể khắc các hình ảnh, ký tự riêng của công ty, tuy nhiên nội dung dấu phải thể hiện được tên công ty và mã số của doanh nghiệp.
  • Thời gian thực hiện: trong vòng 24h kể từ khi có bản thảo giấy phép do sở KHĐT cấp.

Bước 4: Công bố mẫu dấu

  • Sau khi khắc dấu thành công và có con dấu, thì để con dấu có hiệu lực và được phép sử dụng trong các văn bản công ty, thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Doanh nghiệp khi sử dụng con dấu phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan đăng ký kinh doanh đăng tải công khai con dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
  • Luật Doanh nghiệp 2014, Khoản 2 Điều 44 việc Công bố mẫu dấu là thủ tục bắt buộc không thể thiếu trong việc thành lập công ty.
  • Tuy nhiên, hiện nay khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực và thay thế Luật Doanh nghiệp 2014, thì kể từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp không cần phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia nữa. Doanh nghiệp có quyền sử dụng bất kỳ mẫu dấu nào mà không cần phải thông báo.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục xin giấy phép sản xuất mỹ phẩm

Các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

  • Sau khi có giấy phép công ty, con dấu việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm là làm biển hiệu công ty và treo biển tại trụ sở công ty. Biển hiệu công ty phải để rõ tên Công ty và địa chỉ trụ sở của công ty. Luật Thành Công cũng có dịch vụ hỗ trợ quy khách làm nhanh biển hiệu trong vòng 24h kể từ khi có GCN Đăng ký kinh doanh.
  • Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đều phải có chữ ký số điện tử. Do đó việc đăng ký mua chữ ký số điện tử là một trong những việc cần thiết sau khi thành lập xong công ty. Chữ ký số được sử dụng để ký trong các hóa đơn online.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp,, doanh nghiệp phải mở một tài khoản ngân hàng do công ty làm pháp nhân đứng tên, tài khoản này được sử dụng trong việc kê khai thuế, nhận và chuyển các tài khoản liên quan đến tiền công ty cần xuất hóa đơn;
  • Sau khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty xong thì cần phải đăng ký nộp thuế điện tử đối với cơ quan thuế việc đăng ký này có thể được thực hiện bằng hình thức online;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài là hai việc làm bắt buộc của công ty, nếu không kê khai và nộp thuế môn bài công ty sẽ bị phạt và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính vì chậm kê khai;
  • Việc cuối cùng là phát hành hóa đơn điện tử, khi doanh nghiệp cần xuất hóa đơn thì có thể dùng bằng hình thức online thay vì hóa đơn giấy như trước kia.

Xem thêm: Dịch Vụ Đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại | Luật thành Công

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thành lập công ty mỹ phẩm

Cần bao nhiêu vốn điều lệ để có thể đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm?

Vốn điều lệ là một số vốn bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế sẽ dựa trên vốn điều lệ để tính thuế môn bài của công ty. Theo quy định hiện nay thì khi kinh doanh với vốn điều lệ trên 10 tỷ thì thuế môn bài sẽ đóng là 3 triệu đồng/năm còn dưới 10 tỷ thì thuế môn bài sẽ là 2 triệu đồng/năm. Với việc kinh doanh mỹ phẩm, đối tượng khách hàng đa số là cá nhân hoặc các công ty bán buôn (đại lý) nên việc đăng ký vốn điều lệ không cần quá cao. Theo Luật Thành Công khi đăng ký  kinh doanh ngành mỹ phẩm, số vốn điều lệ thường được khách hàng lựa chọn rơi vào khoảng từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng.

Nên chọn loại hình nào để mở công ty mỹ phẩm?

Hiện nay có rất nhiều loại hình dùng để đăng ký công ty mỹ phẩm. Tùy vào mức độ, cách thức hoạt động, số lượng thành viên số vốn góp, số cổ đông,….mà bạn có thể chọn lựa các hình thức doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần

Mẫu phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định ở đâu?

Mẫu phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (Phục lục số 01-MP) là một trong những giấy tờ bắt buộc khi thực hiện thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm, Mẫu phiếu công bố này được quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 29/2020/TT-BYT). Theo đó: Các sản phẩm mỹ phẩm chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm mới là các loại mỹ phẩm hợp lệ và có đủ an toàn.

Việc tra cứu phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm rất đơn giản.

Bước 1. Truy cập đường link tra cứu: http://103.124.60.71:8002/Pages/lookupCosPermitManager.zul

Giao diện tra cứu sẽ hiện ra như ở dưới:

Bước 2. Nập thông tin tra cứu. Nhập các thông tin về doanh nghiệp ( tên, địa chỉ), số công bố…rồi click vào nút tìm kiếm.

Những loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty mỹ phẩm?

Thuế môn bài: Công ty phải nộp thuế môn bài hàng năm, ngay từ năm đầu thành lập. Nếu công ty được thành lập trước ngày 30/06 hàng năm thì công ty phải đóng thuế theo mức cả năm. Trường hợp công ty được thành lập từ ngày 01/07 hàng năm đến 31/12 hàng năm chỉ phải đóng ½ mức thuế môn bài năm thành lập.

Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT. Căn cứ từng mặt hàng mà thuế VAT có thể là 0%, 5%, 8% hoặc 10%. Các hàng hóa, dịch vụ thông thường có thuế suất là 8%. Chỉ khi doanh nghiệp có đầu ra (tức số lượng VAT hàng bán ra) nhiều hơn số lượng VAT đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào) nếu có chênh lệch sẽ phải nộp thuế theo quý hoặc theo tháng phụ thuộc doanh nghiệp đang kê khai thuế theo kỳ tính thuế tháng hay quý.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng cho các công ty có 02  mức: Mức 1: thuế suất 20% của lợi nhuận áp dụng đối với công ty có doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ trở xuống; Mức 2: thuế suất 22% của lợi nhuận áp dụng đối với công ty có doanh thu trên năm trước liền kề trên 20 tỷ.

Thuế thu nhập cá nhân: Người quản lý và nhân viên công ty phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi phát sinh thu nhập chịu thuế. Công ty có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người quản lý và nhân viên của công ty theo biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần. Hiện nay, năm 2022 cá nhân có thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710