THỦ TỤC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT PHẢI ĐƯỢC PHÉP CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
CÓ THẨM QUYỀN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
I. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Hộ gia đình, cá nhân.
Lưu ý: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách với mạng thuộc đối tượng miễn thu phí, lệ phí.
II. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Không.
III. THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG HỒ SƠ
1. Thành phần hồ sơ bao gồm: hồ sơ đất đai và hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính.
a) Hồ sơ đất đai
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b) Hồ sơ xác định nghĩa vụ nghĩa vụ tài chính
– Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
– Bản chính Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tương ứng với từng trường hợp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (nếu có) (Mẫu số 01/TKSDDPNN) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
– Bản chính Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được miễn, giảm các Khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai và bản sao các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định của pháp luật (nếu có).
– Các loại giấy tờ quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT BTC-BTNMT đối với trường hợp có các Khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật:
* Đối với Khoản được trừ là tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
+ Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được khấu trừ tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp (bản chính);
+ Hợp đồng hoặc giấy tờ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật tại thời Điểm chuyển nhượng (bản sao);
+ Chứng từ thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cho người sử dụng đất (bản sao).
* Đối với Khoản được trừ là tiền đã tự nguyện ứng trước để thực hiện giải phóng mặt bằng:
+ Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp (bản chính);
+ Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản sao);
+ Quyết định phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao).
* Đối với Khoản được trừ là tiền mà người sử dụng đất đã nộp ngân sách nhà nước để Hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng do được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hoặc được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 77/2014/TTBTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dân một số Điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (sau đây gọi là Thông tư số 77/2014/TT-BTC):
+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu người sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước để Hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (bản sao);
+ Chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Có thể bạn quan tâm: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay 2023
IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN
(Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là người sử dụng đất) chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết: Trong các ngày làm việc, từ thứ
hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy
Bước 2. Kiểm tra tính hợp lệ và tiếp nhận hồ sơ (03 ngày)
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ thì nhận hồ sơ và cấp Biên nhận cho người nộp hồ sơ, biên nhận phải ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định; Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì giải thích, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, Hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ phải bằng văn bản, trong thời hạn quy định và chỉ thực hiện không quá một (01) lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Bước 3. Giải quyết hồ sơ (16 ngày)
* Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (không quá 09 ngày) và Ủy ban nhân dân cấp huyện (không quá 02 ngày):
– Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa; thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
– Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
* Tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (không quá 05 ngày):
– Trường hợp có Khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật:
+ Lập Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai gửi đến cơ quan thuế và cơ quan tài chính. Hồ sơ thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT và Mẫu số 01/LCHS quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư;
+ Cung cấp thông tin và hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan tài chính đối với trường hợp hồ sơ không đủ thông tin hoặc có sai sót để xác định nghĩa vụ tài chính, xác định các Khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật;
+ In Thông báo nghĩa vụ tài chính do cơ quan thuế phát hành và chuyển cho người sử dụng đất thông qua cơ chế một cửa;
+ Chuẩn bị hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận gốc cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật sau khi người sử dụng đất Hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Thông báo của cơ quan thuế;
+ Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Tham khảo thêm thông tin: Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay
– Trường hợp không có Khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật:
+ Lập Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai gửi đến cơ quan thuế. Hồ sơ thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTCBTNMT ngày 22 tháng 6 năm 2016 và Mẫu số 01/LCHS quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư;
+ Cung cấp thông tin và hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan tài chính đối với trường hợp hồ sơ không đủ thông tin hoặc có sai sót để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật;
+ In Thông báo nghĩa vụ tài chính do cơ quan thuế phát hành và chuyển cho người sử dụng đất thông qua cơ chế một cửa;
+ Chuẩn bị hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận gốc cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật sau khi người sử dụng đất Hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Thông báo của cơ quan thuế;
+ Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
* Tại Cơ quan thuế và Cơ quan tài chính (không quá 05 ngày):
– Kiểm tra hồ sơ do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến; đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định hoặc bổ sung thông tin trong trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính;
– Tiếp nhận thông tin về các Khoản người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp do cơ quan tài chính chuyển đến (nếu có – thời hạn thực hiện của cơ quan tài chính là không quá 03 ngày);
– Xác định nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí liên quan đến quản lý, sử dụng đất;
– Phát hành Thông báo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và hướng dân người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nộp theo quy định pháp luật, gửi đến Chi nhánh để chuyển cho người sử dụng đất.
Bước 4: Trả kết quả giải quyết (01 ngày)
Người sử dụng đất căn cứ ngày hẹn trong Biên nhận liên hệ nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
V. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT
5.1. Thẩm quyền giải quyết
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận (huyện).Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận (huyện) trong trường hợp cập nhật biến động trên Giấy chứng nhận đã cấp.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
– Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
5.2. Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời hạn giải quyết không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lê theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng như thế nào?
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý; cấp Giấy chứng nhận/cập nhật biến động trên Giấy chứng nhận đã cấp.
NẾU BẠN CHƯA RÕ HOẶC CÒN VƯỚNG MẮC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 0931 060 668 – 0963 766 477 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ