Nhiều người vẫn luôn thắc mắc đang làm việc theo hợp đồng lao động thì có được tạm hoãn để thực hiện một số bất cập cuộc sống trong một thời gian nhất định hay không, và việc tạm hoãn hợp đồng lao động như vậy có ảnh hưởng gì tới hiệu lực của hợp đồng, đặc biệt và quyền lợi và trách nhiệm của người lao động đối với trường hợp này là như thế nào? Thì bài viết dưới dây sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc về những vấn đề trên.
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là gì?
Trong quá trình làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động đang tham gia hợp đồng lao động sẽ phải tạm hoãn hợp đồng lao động với những lí do dưới nhiều hình thức khác nhau như: lao động nữ mang thai, người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định pháp luật hoặc lao đọng nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự,…. Điều này, gây ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, đáng chú ý ở đây đó là quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động . Vì thế Bộ Luật lao động (hiện hành) đã quy định khá đầy đủ và rõ ràng về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động cũng như hậu quả pháp lý của nó.
Như vậy, có thể hiểu dơn giản “tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động” trường hợp 2 bên (người sử dụng lao động và người lao động) tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định (do 2 bên thỏa thuận) vì các lí do căn cứ theo quy định pháp luật về lao động.
Có thể bạn quan tâm: Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động
Một số trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 BLLĐ 2019, có 08 trường hợp mà người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Thứ nhất, đối với lao động nam tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc Dân quân tự vệ. Đây là quy định bắt buộc của Nhà nước đưa ra, công dân nam đến tuổi tham gia nghia vụ quân sự và phải đáp ứng dầy đủ các điều kiện quy định kèm theo. Vì thế, đối với những lao động này, pháp luật đã có quy định trường hợp được tạm hoãn hợp đồng chứ không chấm dứt hợp đồng lao động đối với công dân tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc Dân quân tự vệ;
Thứ hai, người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động thì bị tạm giữ tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Về bản chất thì một người chỉ bị coi là vi phạm pháp luật hình sự khi người đó bị kết án theo quy định pháp luật và thuộc vào trường hợp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động đối với đối tựng này. Tuy nhiên, người bị tạm giam, tạm giữ là những người chưa bị kết án, vì thế họ không thuộc vào các trường hợp chấm dứt hợp hợp đồng lao động đối với người lao động. Vậy nên pháp luật đã có quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với những người này. Có thể thấy pháp luật đã quy định khá chặt chẽ và rõ ràng cho từng trường hợp, từng đối tượng;
Thứ ba, người lao động cần chấp hành biện pháp áp dụng như: cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc. Đối vơi trường hợp này, vì những đối tượng nêu ở đây nếu sau khi thực hiện xong quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chấp hành các biện pháp áp dụng thì những người này họ vẫn có thể trở thành những công dân lao động như bình thường. Hơn nữa, pháp luật cũng đã xem xét đối với trường này nếu giả sử sau khi đưa ra khỏi trường giáo dưỡng hay cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ hội tìm việc làm đối với những lao động này sẽ rất thấp và hạn chế. Vì thế, trường hợp này đã được pháp luật xem xét đưa vào trường hợp người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
Thứ tư, đối với lao động nữ có mang thai theo Điều 138 Luật này. Pháp luật quy định khá chi tiết về vấn đề này đối với lao động nữ đang mang thai. Nếu như người đó có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận rằng nếu như vẫn tiếp tục duy trì cường độ làm việc như hiện tại sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì lao động nữ đó có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định pháp luật. Có thể thấy pháp luật rất quan tâm và chú trọng đến quyền lợi của lao động nữ khi mang thai;
Thứ năm, người lao động phải thực hiện quyền và trách nhiệm đối với phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi được doanh nghiệp ủy quyền;
Thứ sáu, người lao động được bổ nhiệm làm quản lí của công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (chỉ áp dụng đối với công ty TNHH một thành viên);
Xem thêm thông tin: Khoản chi đối với chi phí cho người lao động đi nước ngoài – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
Thứ bảy, người lao động phải thực hiện quyền và trách nhiệm đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác sau khi được doanh nghiệp ủy quyền;
Thứ tám, ngoài ra còn một số trường hợp khác có sự đồng thuận từ 2 phía (người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận được với nhau).
Nhìn chung, pháp luật về lao động hiện hành đã có những đổi mới tiến bộ hơn đối với các trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Và chúng ta nên hiểu rằng tạm hoãn hợp đồng lao động không phải là “thôi việc” mà nó chỉ là việc một doanh nghiệp hay một tổ chức và người lao động tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động chỉ trong một thời gian nhất định. Thế nên, trong thời gian tạm hoãn này, người lao động sẽ không nhận được trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội ví dụ như trợ cấp thất nghiệp.
Về quyền lợi của người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động
Thứ nhất, về việc người lao động có được nhận lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động
Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động vẫn có thể tạm ứng tiền lương nếu như người đó thỏa thuận được với người sử dụng lao động về việc tạm ứng cũng như số tiền tạm ứng.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định cụ thể đối với người sử dụng lao động: Thì theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động cần phải thực hiện việc tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày mà người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từu 01 tuần trở lên. Và số tiền tạm ứng đó là không quá 01 tháng lương (tối da), đồng thời phải hoàn trả lại số tiền đã tạm ứng này, (không áp dụng đối với trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự). Ngoài những quy định trên thì về mức tiền lương tạm ứng cho người lao động cũng sẽ được quy định cụ thể, rõ ràng dựa trên số ngày thực tế mà người lao động phải nghỉ việc và tiền lương của tháng trước liền kề căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký kết giữa các bên khi người lao động tạm nghỉ việc.
Thứ hai, về việc người lao động có được nhận lại làm việc sau khi tạm hoãn hợp đồng lao động
Như đã phân tích ở trên thì, chúng ta nên hiểu “tạm hoãn hợp đồng lao động” không phải là “thôi việc” mà nó chỉ là việc một doanh nghiệp hay một tổ chức và người lao động tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động chỉ trong một thời gian nhất định. Vì vậy, người lao động sau khi thực hiện xong tạm hoãn hợp đồng lao động vẫn có thể trở lại làm việc nhưng phải đáp ứng điều kiện căn cứ theo Điều 33 BLLĐ (hiện hành) là “Người lao động phải có mặt tại doanh nghiệp, tổ chức hay nói cách khác là có mặt ở nơi làm việc trong thời hạn là 15 ngày”. Đó cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động mà pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Liên hệ ngay với Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động