zalo-icon
phone-icon

Quyền nuôi con sau ly hôn

QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Sau khi ly hôn, theo pháp luật Việt Nam thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ Luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

Theo đó, dù đã ly hôn nhưng cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối với con khi con thuộc một trong ba trường hợp sau:

  • Con chưa thành niên: con chưa thành niên theo Bộ luật dân sự là những người chưa đủ 18 tuổi.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lựa hành vi dân sự: trường hợp này là những người đã từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng lại thuộc một trong các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Sau khi ly hôn, nếu con cái mà thuộc một trong các trường hợp trên thì cha mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ hoặc chồng sẽ là người trực tiếp nuôi con, người còn lại không trực tiếp nuôi con nhưng có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Việc phân chia người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được thực hiên theo một trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất: Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu vợ chồng thỏa thuạn và thỏa thuận hợp pháp thì việc nuôi con sẽ theo thỏa thuận.
  • Trường hợp thứ hai: Vợ chồng không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không hợp pháp do bị lừa dối, ép buộc… thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Trường hợp thứ ba: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Do đó, việc trực tiếp nuôi dạy con sau ly hôn vẫn ưu tiên đến thỏa thuận của hai vợ chồng. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được, có tranh chấp thì Tòa án sẽ là bên có thẩm quyền giao con cho một bên để trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì đương nhiên được giao cho mẹ trực tiêp nuôi. Quy định này rất phù hợp vì trẻ em dưới 36 tháng tuổi cần thiết có mẹ chăm sóc đảm bảo sức khỏe cũng như nhu cầu về mọi mặt để phát triển.

Tuy nhiên, không phải sau khi đã phân chia người có quyền trực tiếp nuôi con xong thì các bên không được thay đổi, tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 84 luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

NẾU BẠN CHƯA RÕ HOẶC CÒN VƯỚNG MẮC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 0931 060 668 – 0963 766 477 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Tìm hiểu chi tiết:

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn thuộc về ai?

Cách xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng

Trình Tự – Hồ Sơ – Án Phí – Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710