zalo-icon
phone-icon

Nguyên tắc và quy trình xử lý kỷ luật lao động

NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Khi xử lý kỷ luật lao động, việc người sử dụng lao động áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật khiển trách, hay sa thải, hay kéo dài thời hạn nâng lương hoàn toàn phụ thuộc vào nội quy lao động, hành vi vi phạm của người lao động. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động nào thì việc xử lý kỷ luật lao động đều phải thực hiện theo đúng nguyên tắc và quy trình được quy định trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành, cụ thể là Điều 123, 124, 128 Bộ luật lao động năm 2012, Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

Về mặt nguyên tắc:

Việc xử lý kỷ luật lao động chỉ được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động, điều đó có nghĩa là nếu người lao động có hành vi vi phạm nhưng không được quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động cũng không được xử lý kỷ luật đối với người lao động. Không được xử lý kỷ luật bằng hình thức phạt tiền, cắt lương hay có hành vi lợi dụng việc xử lý kỷ luật lao động để xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể của người lao động vi phạm. Đối với người lao động đang trong thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc riêng mà được người sử dụng lao động đồng ý, hoặc đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, hay đang bị điều tra về hành vi vi phạm. Nếu người lao động vi phạm kỷ luật lao động là lao động nữ đang mang thai, đang chăm con dưới 12 tháng tuổi thì thời gian đang mang thai, nuôi con nhỏ này, họ cũng sẽ không bị xử lý kỷ luật. Không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm của người lao động. Trong trường hợp người này có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động khác nhau thì khi xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động chỉ được áp dụng một hình thức xử lý kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất trong số các hành vi của người lao động đã vi phạm.

Tham khảo thêm: Người lao động tự ý nghỉ việc phải giải quyết thế nào? – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công 

Về quy trình xử lý kỷ luật được thực hiện như sau:

– Khi người sử dụng lao động phát hiện được người lao động có một trong những hành vi vi phạm kỷ luật lao động, nội quy lao động thì người sử dụng lao động phải kịp thời lập biên bản ghi nhận hành vi này ngay tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; đồng thời thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động với người lao động này (bao gồm: người lao động, tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động – nếu người lao động là người dưới 18 tuổi).

  • Nếu người sử dụng lao động chỉ được biết, và phát hiện ra hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động sau khi hành vi đó đã hoàn thành, thì trường hợp này, người sử dụng lao động không lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ căn cứ chứng minh về vấn đề lỗi của người lao động và vụ việc vẫn đang nằm trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc thông báo về cuộc họp xử lý kỷ luật cho những tổ chức, cá nhân có liên quan nêu trên.

– Sau khi nhận được thông báo về cuộc họp xử lý lỷ luật lao động thì những đối tượng được mời  tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật (như người lao động, đại diện tập thể người lao động, cha mẹ hoặc đại diện hợp pháp của người lao động dưới 18 tuổi) phải có phản hồi, xác nhận về việc có tham dự cuộc họp hay không cho người sử dụng lao động trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

  • Trường hợp một trong các đối tượng được gửi thông báo nêu trên không xác nhận tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật, hoặc có xác nhận về việc không tham dự cuộc họp nhưng không có lý do chính đáng, hoặc trường hợp cố tình không đến tham dự cuộc họp dù trước đó đã xác nhận về việc sẽ có mặt tại cuộc họp thì trường hợp này người sử dụng vẫn tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động như nội dung đã thông báo.

– Cuộc họp xử lý kỷ luật được tiến hành theo nội dung đã thông báo, trong đó người sử dụng phải có trách nhiệm chứng minh lỗi của người lao động, còn người lao động thì có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác tham gia bào chữa, giải thích về hành vi vi phạm của mình. Việc xử lý kỷ luật sẽ được lập thành biên bản có chữ ký của những thành phần tham gia cuộc họp.

– Trên cơ sở biên bản cuộc họp đã được thông qua, người sử dụng lao động phải ra quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Quyết định này sẽ được gửi tới các thành phần tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được xác định ở trên.

Như vậy, việc xử lý kỷ luật lao động cho dù áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động nào thì đều cần phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc và trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. Hình thức xử lý kỷ luật lao động dù là sa thải, hay khiển trách, hay kéo dài thời hạn nâng lương đều được xác định là những chế tài áp dụng đối với người lao động, qua đó nhằm thể hiện tính răn đe, để người lao động phải tự nhìn nhận và chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân mình.

NẾU BẠN CHƯA RÕ HOẶC CÒN VƯỚNG MẮC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 0931 060 668 – 0963 766 477 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

thành lập công ty nước ngoài

Tìm hiểu thêm thông tin:

Người Lao Động Chấm Dứt Hợp Động Lao Động Có Được Trả Sổ Bảo Hiểm
Bồi thường thiệt hại khi người lao động gây thiệt hại – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710