zalo-icon
phone-icon

Quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay?

Quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai là nội dung đặc biệt được quan tâm trong tình hình thị trường hiện nay, bởi đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, vấn đề sở hữu đất đai có ý nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội. Hiện nay, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý để có những chủ trương, chính sách đất đai chính xác, phù hợp với tình hình mới nhằm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả vốn đất đai, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.

Định hướng của việc đổi mới quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường

Từ những hạn chế của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong thời gian qua. Đồng thời, căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai và thực trạng quản lý và sử dụng đất ở nước ta hiện nay, việc đổi mới quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường dựa trên những định hướng cơ bản sau đây:

  • Đất đai phải được sử dụng một cách khoa học, tiết kiệm, theo chiều sâu, không ngừng nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội – môi trường – an ninh – quốc phòng;
  • Phân định rõ vai trò trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong tư cách “đại diện chủ sở hữu toàn” với vai trò, trách nhiệm trong tư cách là “chủ thể quản lý nhà nước” về đất đai;
  • Đất đai phải trở thành một nguồn lực trọng yếu cho phát triển nhanh, bền vững đất nước từ thế hệ này sang thế hệ khác;
  • Việc củng cố hoàn thiện quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai phải đảm bảo quyền quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với toàn bộ vốn đất trên phạm vi toàn quốc;
  • Mở rộng các quyền của người sử dụng đất nhằm khuyến khích tạo điều kiện để người sử dụng đất gắn bó chặt chẽ, lâu dài với đất. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản;
  • Xác lập khung pháp lý đồng bộ nhằm đưa quan hệ đất đai vận động theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.
Quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường
Quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường

Sự lựa chọn phương thức đổi mới quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước Việt Nam

Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần  lựa chọn phương thức đổi mới sở hữu toàn dân phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Nhà nước lựa chọn phương thức đổi mới này theo nội dung sau:

  • Đưa ra khung pháp lý nhất quán đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đồng thời, xác định rõ hơn địa vị pháp lý, vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai và thực hiện việc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai;
  • Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về đất đai với chức năng quản lý các hoạt động kinh doanh về đất đai;
  • Đổi mới các chính sách tài chính về đất đai, Nhà nước thực hiện việc định giá đất và thực hiện việc điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất đai không do sự đầu tư của người sử dụng đất mang lại…;
  • Phân biệt rõ vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đại của Nhà nước với chức năng thống nhất quản lý đất đai của Nhà nước;
  • Mở rộng các quyền của người sử dụng đất, từng bước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản;
  • Thiết lập khung pháp lý đồng bộ nhằm đưa quan hệ đất đai vận động theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

Thể chế hoá việc đổi mới quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai trong Luật đất đai năm 2013

Như đã đề cập ở phần trên, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay một trong những nội dung cơ bản của việc đổi mới quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai là việc xác định cụ thể địa vị pháp lý, vai trò của Nhà nước và phương thức thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Vấn đề này được thể chế hoá trong Luật đất đai, cụ thể như sau:

  • Nâng cao vai trò của nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân:
  • Tái khẳng định hình thức sở hữu trong Luật Hiến pháp, Luật Đất đai;
  • Xác định rõ quyền định đoạt đất đai của nhà nước;
  • Thực hiện điều tiết lợi ích từ đất đai.
  • Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
  • Nhà nước đại diện chủ sở hữu về đất đai;
  • Nhà nước thống nhất quản lý đất đai.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Luật đất đai và những điều cần biết

Thể chế hoá việc đổi mới quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai
Thể chế hoá việc đổi mới quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai

Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai

Theo quy định Pháp luật đất đai, Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai có các quyền sau:

  • Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
  • Quyết định mục đích sử dụng đất: thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chủ thể sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng;
  • Quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất
  • Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
  • Quyết định giá đất: Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể đối với từng khu vực.
  • Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
  • Qụyết định chính sách tài chính về đất đai
  • Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710