Có thể thấy, đất đai là nguồn tài nguyên đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Bởi vì lẽ đó, khi sử dụng nguồn tài nguyên này cần áp dụng những nguyên tắc pháp luật đã ban hành để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Không chỉ vì những lợi ích trước mắt của chính người sử dụng đất, mà hơn hết là vì lợi ích lâu dài của những thế hệ tương lai. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc sử dụng đất dưới đây.
Nguyên tắc sử dụng đất
Nhằm định hướng cho người sử dụng đất việc sử dụng tài nguyên này một cách hợp lí, Luật Đất đai đã xác định những nguyên tắc sử dụng đất tối ưu tránh gây thiệt hại đến nguồn tài nguyên đất đai.
Theo đó, những nguyên tắc sử dụng đất bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng với mục đích sử dụng đất.
Sử dụng đất phải đúng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì việc sử dụng đất này mới có thể đạt được hiệu quả và bền vững nhất. Bởi vì thế, không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc này được đặt lên hàng đầu đối với việc sử dụng đất. Thông qua kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất chính là sự định hướng chiến lược quản lý và sửu dụng đất trong tương lai của Nhà nước.
Ngoài ra, việc sử dụng đất đúng mục đích cũng góp phần củng cố và duy trì trật tự quản lý đất đai do Nhà nước xác lập.
Thứ hai, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất xung quanh.
Đất đai được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của đất nước. Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên quý này có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích của những thế hệ tương lai mai này.
Hơn hết, đất đai còn là một những yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống. Bởi thế, thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm này là đã góp một phần vào việc bảo vệ môi trường sống của con người.
Thứ ba, trong thời hạn sử dụng đất người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ những trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Tìm hiểu thêm: Đất nghĩa trang có thể chuyển mục đích sử dụng đất không?
Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Khái niệm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Một trong những chế định cơ bản của pháp luật về đất đai chính là quyền và trách nhiệm nghĩa vụ của người sử dụng đất. Bởi lẽ, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một yếu tố cấu thành nội dung về địa vị pháp lý của người sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất có thể hiểu là người sử dụng đất được thực hiện những quyền và phải chấp hành những nghĩa vụ gì. Trước hết, cần hiểu về quyền và nghĩa vụ của một chủ thể pháp luật nói chung.
Theo như lí luận nhà nước và pháp luật thì quyền chủ thể được hiểu: “Là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép.”
Nói cách khác, quyền của người sử dụng đất là các hành vi nhất định mà pháp luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện trong suốt quá trình khi sử dụng đất, nhưng phải sử dụng đất hợp lí, đúng mục đích, tiết kiệm và hơn hết là đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Nghĩa vụ của người sử dụng đất chính là cách xử sự mà pháp luật buộc người sử sử dụng đất phải tuân thủ theo trong suốt quá trình khi sử dụng đất, để không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cũng như những chủ thể sử dụng đất khác.
Như vậy, có thể nói quyền và nghĩa vụ là hai yếu tố thống nhất, không thể tách rời khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Chủ thể được pháp luật Nhà nước bảo hộ và được hưởng những quyền mà pháp luật quy định. Đồng thời, chủ thể bắt buộc phải chịu trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật đưa ra.
Xem thêm: Quy định về quyền của chủ thể sử dụng đất mới nhất 2022
Quyền chung của người sử dụng đất
Người sử dụng đất có những quyền chung được pháp luật quy định cụ thể như sau:
- Được cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản là nhà ở và tài sản gắn liên với đất;
- Được hưởng kết quả lao động, thành quả đầu tư trên đất;
Những thành quả lao động và kết quả đầu tư được xác định cụ thể như sau: Những nhà, cửa, vật kiến trúc khác trên đất; khả năng sinh lợi, lợi thế của đất được tạo ra trong quá trình sử dụng đất.
Ví dụ: cải tạo đất xấu trở thành đất tốt, thu hoạch những sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi, đất sử dụng với mục đích nuôi trồng thủy sản, làm muối, sản xuất nông nghiệp hay lâm nghiệp…
- Được hưởng lợi ích do các công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
- Được nhận sự hướng dẫn và giúp đỡ của Nhà nước đối với việc bồi bổ, cải tạo đất nông nghiệp;
- Được sự bảo hộ của Nhà nước khi có người xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp đối với đất đai của mình;
- Được bồi thường khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất theo Luật đất đai quy định;
- Tố cáo, khiếu nại và khởi kiện những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, cũng như các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất.
Ngoài những quyền chung trên, người sử dụng đất còn có quyền thực hiện các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất.
- Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kể, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn quyền sử dụng đất.
Lần đầu tiên quyền này xuất hiện là khi Luật đất đai năm 1993 được ban hành và được kế thừa, phát huy cho đến Luật đất đai hiện nay. Căn cứ theo Luật đất đai 2013 quy định thì người sử dụng đất có quyền thực hiện những quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, thừa kế và góp vốn quyền sử dụng đất theo pháp luật quy định.
- Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất.
Theo pháp luật quy định về quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất cụ thể như sau:
- Có thể lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật đất đai năm 2013 được.
- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và phải xác định lại giá đất cụ thể để tính tiền thuê đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian theo quy định của Luật đất đai.
Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề
- Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề cụ thể bao gồm quyền về lối đi; cấp khí ga; cấp, thoát, tưới nước, tiêu nước trong canh tác; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và những nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lí trên thửa đất liền kề.
- Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được tiến hành theo quy định của pháp luật về dân sự và phải thực hiện đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai.
Thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất:
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, tặng cho, thừa kế, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận.
Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền.
Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất, khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy phép quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền.
Trường hợp người sử dụng đất được thực hiện chậm nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ với nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
- Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải có đầy đủ giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật đất đai 2013.
Nhận quyền sử dụng đất – Người nhận quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:
- Cá nhân, hộ gia đình được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Luật đất đai năm 2013;
- Thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật đất đai năm 2013;
Thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
- Thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm c khoản 1 Điều 179 của Luật đất đai năm 2013, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật đất đai năm 2013;
- Thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất;
- Thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo luật quy định về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở;
- Thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất;
- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Thông qua việc Nhà nước cho thuê đất, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất;
- Thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng ổn định;
- Căn cứ theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận, thoả thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ,tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất;
- Căn cứ kết quả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất;
- Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập;
- Cá nhân, hộ gia đình được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nơi cư trú, trừ trường hợp theo khoản 3 và khoản 4 Điều 191 và Điều 192 Luật đất đai 2013.
Tham khảo thêm: Những vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất 2022
Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
- Phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới của thửa đất, tuân thủ quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất cũng như chiều cao trên không, bảo vệ các công trình trong lòng đất và tuân theo những quy định pháp luật liên quan khác;
- Cần kê khai đăng ký đất đai, thực hiện đầy đủ các thủ tục khi chuyển nhượng, chuyển đỏi, cho thuê , cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo đúng luật quy định;
- Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo pháp luật quy định;
- Các biện pháp về bảo vệ đấ phải đảm bảo được thực hiệnt;
- Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;
- Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;
- Phải giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất.
Quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất
- Trường hợp nhóm người sử dụng đất bao gồm là cá nhân, hộ gia đình thì quyền và nghĩa vụ tương tự như quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình được quy định theo Luật đất đai.
- Trường hợp nếu trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì quyền và nghĩa vụ tương tự như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được quy định theo Luật đất đai 2013.
- Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm. Nếu như mỗi thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì cần phải tiến hành thực hiện thủ tục tách thửa theo luật định, làm thủ tục cấp giấy phép về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sau đó được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
- Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì người đại diện được ủy quyền phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.