Theo quy định của pháp luật, việc chấm dứt hợp đồng lao động không có lý do chính đáng gây ra nhiều khó khăn. Việc người lao động nghỉ ngang thì bị xử lý như thế nào? Chúng bao gồm những rắc rối pháp lý bắt nguồn từ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Quy định về tự ý bỏ việc của người lao động
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nghỉ việc 05 ngày liên tục thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Có thể bạn chưa biết: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 04 ngày liên tục, ngày thứ 05 là ngày lễ và ngày thứ 06 tiếp tục nghỉ việc thì lúc này người lao động đã bỏ việc 05 ngày liên tục cộng dồn lại thì người đó cũng sẽ bị xử lý theo các quy định trên.
Trường hợp người lao động được tự ý nghỉ ngang không cần báo trước
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định về trường hợp người lao động được tự ý nghỉ ngang không cần báo trước, thuộc trong các trường hợp như sau:
- Không được bố trí theo đúng thời gian, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc theo yêu cầu, trong trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
- Không được trả đủ lương hoặc thanh toán tiền không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
- Bị người sử dụng lao động chửi mắng, đánh đập hoặc có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm, hành vi gây tổn hại về uy tín, nhân phẩm, danh dự; bị tai nạn lao động;
- Bị xâm hại tình dục tại nơi cư trú;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không chính xác theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này gây ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng lao động.
Hậu quả pháp lý và xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc, bỏ việc
Căn cứ theo quy đinh của pháp luật tại điều 40 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Không được trợ cấp thất nghiệp.
- Thứ hai: Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương đương với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước.
- Thứ ba: Phải bồi thường cho người sử dụng lao động chi phí tiền lương quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động 2019
Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019, Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày bắt đầu tự ý bỏ việc mà không có lý do rõ ràng, lý do chính đáng như thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp đặc biệt được nêu trong nội quy lao động.
Có thể bạn quan tâm: Người lao động tự ý nghỉ việc phải giải quyết thế nào?
Trên đây là bài viết của Luật Thành Công chia sẻ về vấn đề “Người lao động nghỉ ngang thì bị xử lý như thế nào?“. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 1900633710 để được tư vấn và hỗ trợ.