“Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?” Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có dự định “khởi nghiệp”. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ ưu nhược điểm của 2 mô hình này, thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn. Bài viết dưới đây của Luật Thành Công sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể
Công ty, doanh nghiệp:
- Ưu điểm:
Công ty/doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), quy mô kinh doanh rộng, và không giới hạn số lượng lao động, các ngành nghề kinh doanh, dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân), không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty. Đặc biệt, đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhược điểm:
Chế độ kế toán phức tạp đòi hỏi phải đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
Xem thêm:
Hộ kinh doanh cá thể:
- Ưu điểm:
Số lượng lao động ít dễ dàng quản lý, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.
- Nhược điểm:
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tính chất hoạt động manh mún, không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán và không được khấu trừ tiền thuế như doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh sao cho phù hợp. Nếu có định hướng phát triển kinh doanh lớn và hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô toàn quốc hoặc ra nước ngoài trong tương lai thì bạn nên thành lập công ty, doanh nghiệp. Còn nếu bạn có nhu cầu kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ, số vốn kinh doanh hạn chế, đơn giản và muốn dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể là phù hợp nhất cho bạn lúc này.
Xem thêm: Thành lập công ty
Ngành nghề đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Những ngành nghề nên đăng ký hộ kinh doanh
Hiện nay có các ngành nghề kinh doanh hộ cá thể nào? Có th tham khảo qua danh mục các ngành nghề nên đăng ký khi thành lập hộ kinh doanh như sau nhé:
- Ngành nghề chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô vừa và nhỏ.
- Ngành nghề trồng trọt các loại cây, rau, gia vị, cây hoa, cây ăn trái.
- Các ngành buôn bán lẻ như:
- Bán thức ăn, nguyên liệu thức ăn.
- Bán buôn hoa và cây.
- Bán buôn lương thực, thực phẩm…
- Bán buôn đồ uống.
- Bán buôn dụng cụ, thiết bị, máy móc.
- Bán buôn sách, báo, tạp chí…
- Cùng nhiều hình thức bán lẻ khác.
- Kinh doanh quán ăn.
- Kinh doanh quán cafe.
- Kinh doanh nhà hàng.
- Cơ sở in ấn.
Cùng nhiều ngành nghề liên quan khác có thể tra cứu để lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu nếu muốn kinh doanh
Xem thêm:
Dịch vụ xin giấy phép hoạt động ngành in
Những ngành nghề không được đăng ký hộ kinh doanh
Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 quy định một số nhóm ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh:
- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của luật.
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của luật.
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của luật.
- Kinh doanh mại dâm.
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Kinh doanh pháo nổ.
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Các loại thuế phải nộp của hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế gì? Theo quy định pháp luật, Hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thuế không phải nộp.
Còn đối với hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, ngoài ra còn phải nộp lệ phí môn bài.
Thứ nhất: Về lệ phí môn bài
Căn cứ theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và Thông tư số 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định hộ kinh doanh áp dụng mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:
- Có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
- Hoạt động không thường xuyên hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh lần đầu
Ngoài trường hợp trên, mức thu đối với HKD thuộc diện phải nộp lệ phí môn bài như sau:
- Doanh thu từ trên 500 triệu đồng/năm là: 1.000.000 đồng/năm;
- Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm là: 500.000 đồng/năm;
- Doanh thu từ trên 100 đến 300 triệu đồng/năm là: 300.000 đồng/năm.
Xem thêm:
Những công việc cần làm sau khi đăng ký hộ kinh doanh là gì?
Thứ hai: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:
- Cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh, cho thuê tài sản; làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
- Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/ năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Có thể bạn quan tâm: Nộp thuế theo phương pháp khoán
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm bao gồm: Cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/ nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu dưới 100 triệu đồng để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm; doanh thu tính thuế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu thực tế tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Xem thêm:
Lưu ý về thuế khoán mới nhất 2022
Nếu cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn trong năm thì cá nhân đó sẽ được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh.
Như vậy, hộ kinh doanh cá thể chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Công thức tính thuế như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Có thể bạn quan tâm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Kết luận: Thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
Hy vọng sau bài viết dưới đây bạn sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Hãy liên hệ ngay hotline của Luật Thành Công để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!