Khi thực hiện bất kì một công việc gì nếu ta xác định rõ mục đích thực hiện công việc đó sẽ giúp ta triển khai đúng hướng và hoàn thành nó một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Trong hôn nhân cũng vậy, khi bạn hiểu rõ mục đích của hôn nhân sẽ giúp hôn nhân của bạn hạnh phúc, bền vững. Vậy, mục đích của hôn nhân là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thành Công để hiểu rõ hơn nhé.
Mục đích của hôn nhân là gì?
Luật Hôn nhân gia đình 2014 định nghĩa: Hôn nhân là quan hệ giữa người vợ và người chồng sau khi kết hôn. Đồng thời, mục đích chính yếu của hôn nhân là nhằm xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững.
Có thể bạn quan tâm: Nội dung, các nguyên tắc trong Luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất
Hiện nay, tại Việt Nam quan niệm về hôn nhân đã có sự thay đổi: Việc sinh con không còn được xem là mục đích của hôn nhân nữa. Do đó, khi hai vợ chồng chung sống với nhau mà không có con thì họ vẫn chung sống hạnh phúc và chung tay xây dựng gia đình.
Mục đích hôn nhân theo góc độ pháp lý có thể khác so với mục đích hôn nhân trong tôn giáo, thí dụ: Theo Thiên chúa giáo, mục đích hôn nhân là vợ chồng yêu thương nhau trọn đời, sinh sản và giáo dục con cái cùng nhau lên thánh. Còn theo Phật giáo, mục đích hôn nhân là sự an lạc, hạnh phúc con người và duy trì sự hòa hợp trong quá trình sinh sản.
Mục đích của việc kết hôn thường tương đồng với mục đích của hôn nhân. Song, một số trường hợp mục đích của việc kết hôn trái với mục đích của hôn nhân, cụ thể như là việc kết hôn giả tạo.
Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng hôn nhân là gì? Hợp đồng hôn nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Làm thế nào để cải thiện mục đích của hôn nhân trong thực tế?
Để cải thiện mục đích hôn nhân trong thực tế như sau:
- Đối với nhà nước và xã hội:
- Quy định mục đích hôn nhân trở thành Điều luật cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Tiến hành xử lý đối với những cá nhân có hành vi vi phạm dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được
- Nhà nước cần giáo dục, tuyên truyền về nội dung hôn nhân và gia đình, tác động trực tiếp vào nhận thức và hành vi của cá nhân trong xã hội.
- Đối với vợ chồng:
- Xác định mục đích hôn nhân là tiền đề trong việc xây dựng và duy trì cuộc sống gia đình hạnh phúc;
- Kết hôn dựa trên sự tự nguyện, xuất phát từ tình yêu và có suy gắn kết lâu dài;
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái;
- Luôn là điểm tựa vững chắc cho đối phương;
- Chung thủ, tuân thủ chế định một vợ một chồng.
Chấm dứt hôn nhân là gì?
Nếu vợ chồng chung sống nhưng không thể xây dựng được gia đình hạnh phúc, bền vững thì mối quan hệ hôn nhân đó không đạt được mục đích của hôn nhân. Lúc này, một trong hai có thể chấm dứt hôn nhân thông qua việc yêu cầu ly hôn.
Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt theo quyết định của Tòa án.
Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, thì việc chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra khi:
- Vợ chồng ly hôn;
- Một bên hoặc cả hai vợ chồng chết;
- Một bên hoặc cả hai vợ chồng bị Toàn tuyên bố là đã chết theo quy định pháp luật.
Khi mà chấm dứt quan hệ hôn nhân sẽ kéo theo việc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản giữa vợ và chồng.
Mục đích hôn nhân không đạt được là thế nào?
Theo quy định pháp luật, những nguyên do dẫn tới mục đích hôn nhân không đạt là do:
- Không có tình nghĩa vợ chồng. Quan hệ hôn nhân phải xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ, họ phải có sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, nghĩa vụ sống chung với nhau. Việc vi phạm nghĩa vụ trong hôn nhân khiến cho tình nghĩa vợ chồng không còn, dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được.
- Không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng: Một trong hai bên đã vi phạm quy định tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đó là việc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt.
- Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do tín ngưỡng của vợ, chồng. Đây là việc một trong hai bên đã vi phạm Điều 21, 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Bên cạnh việc xác lập hôn nhân với mục đích chung sống với nhau và xây dựng gia đình thì cũng có những trường hợp xác lập quan hệ hôn nhân không vì mục đích này mà vì mục đích khác (mục đích hưởng lợi về tài sản hoặc các lợi ích khác) để kết hôn giả tạo thì quan hệ hôn nhân không được pháp luật thừa nhận dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được.
Hậu quả của việc không đạt được mục đích hôn nhân là khiến cho vợ chồng lâm vào bế tắc, hạnh phúc gia đình đứng bên bờ vực. Bên cạnh đó, mục đích của hôn nhân không đạt được là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn theo yêu cầu một bên, dựa trên quy định tại khoản 1, Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:
Khi một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Phải làm gì để cải thiện mục đích của hôn nhân?
Để cải thiện mục đích của hôn nhân, ta nên:
- Chỉ tiến hành xác lập quan hệ hôn nhân khi đủ tuổi theo quy định pháp luật;
- Đảm bảo các nguyên tắc của luật như: Bình đẳng, tự nguyện và phải xuất phát từ tình yêu, có khả năng gắn kết lâu dài.
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, tránh tình trạng vi phạm dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được.
Liên hệ ngay: Dịch vụ tư vấn hôn nhân gia đình nhanh chóng, uy tín để được các chuyên gia tư vấn
Trên đây, là những tổng hợp và phân tích của Hãng Luật Thành Công về mục đích hôn nhân và các vấn đề liên quan đến mục đích hôn nhân. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc!