zalo-icon
phone-icon

Mẫu hợp đồng hôn nhân

Hợp đồng hôn nhân được lập trước khi các bên kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, bao gồm các điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên, quy tắc xử sự liên quan đến ba vấn đề chính: nhân thân; tài sản; con; phương thức giải quyết tranh chấp, cam kết của các bên.  Dưới đây Luật Thành Công xin chia sẻ mẫu hợp đồng hôn nhân cơ bản.

Mẫu hợp đồng hôn nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN

SỐ: …-2021/HĐHN

          – Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ký ngày 24/11/2015 của Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

          – Căn cứ Luật Hôn nhân gia đình số 52/2014/QH2013 ký ngày 19/06/2014 của Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

          – Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên,

          Hôm nay, ngày …..tháng ….năm …., tại ……………………………… Chúng tôi gồm:

BÊN A.

  • Họ và tên: ………………………………………… Sinh ngày: ………………………………………
  • CMND/CCCD số………………do…………………………….cấp ngày…………………………
  • Hộ khẩu thường trú: ……..………………………………………………………………………….
  • Số điện thoại: ………..……………………………………………………………………………..

BÊN B.

  • Họ và tên: ………………………………………… Sinh ngày: ………………………………………
  • CMND/CCCD số………………do…………………………….cấp ngày…………………………
  • Hộ khẩu thường trú: ……..…………………………………………………………………………
  • Số điện thoại: ………..……………………………………………………………………………..

Bên A và Bên B sau đây trong Hợp đồng hôn nhân này (“Hợp Đồng”) được gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên” tùy theo ngữ cảnh.

Sau khi bàn bạc, các bên thống nhất ký Hợp Đồng này với các điều khoản, điều kiện sau đây:

PHẦN 1: QUY TẮC XỬ SỰ CHUNG

Điều 1: Giải thích từ ngữ

Trong khuôn khổ của Hợp đồng này, các từ ngữ sẽ được hiểu như sau:

  1. Bên có nghĩa là Bên A hoặc bên B.
  2. Các bên có nghĩa là bên A và bên B.
  3. Hợp đồng được hiểu là Hợp đồng này cùng các Phụ lục đính kèm và các văn bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng hoặc các văn bản, tài liệu được xác định là một phần của Hợp đồng.
  4. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
  5. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng là một loại hợp đồng đặc biệt mà chủ thể có nó là các đôi nam nữ trước khi chính thức kết hôn thực hiện để thỏa thuận các vấn đề pháp lý như phân định tài sản chung, riêng, trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến quyền nuôi con và chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn.
  6. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  7. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  8. Sự kiện bất khả kháng có nghĩa là các sự kiện hoặc tình huống xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được hoặc không thể tránh được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện như thiên tai, chiến tranh, bạo loạn, nổi loạn, khởi nghĩa, cấm vận, sự thay đổi căn bản của chính sách Pháp luật gây bất lợi nghiêm trọng và làm cho các Bên không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ Hợp đồng này.
  9. Thông tin mật được hiểu là các thông tin bao gồm nhưng không giới hạn là các điều khoản của Hợp đồng này và/hoặc các thông tin, dữ liệu, văn bản được tạo ra do liên quan đến hoặc phát sinh từ việc thực hiện Hợp đồng, các thông tin, dữ liệu, văn bản được các Bên cung cấp cho nhau cho dù dưới bất kỳ hình thức nào để thực hiện Hợp đồng này. Ngoài ra, thông tin mật còn bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, bí quyết thương mại, kiến thức hoặc các thông tin khác về hoặc phục vụ cho tiếp thị tài chính, kinh doanh của các Bên;
  10. Pháp luật là hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực vào từng thời điểm;
  11. Ngày là ngày làm việc, trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật;

ĐIỀU 2. Đối tượng của hợp đồng

Hai bên thống nhất những nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong thời kỳ hôn nhân liên quan đến:

  1. Vấn đề quyền và nghĩa vụ về nhân thân;
  2. Vấn đề đại diện giữa vợ và chồng;
  3. Chế độ tài sản của vợ chồng;
  4. Thỏa thuận về quyền nuôi con, phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn;

ĐIỀU 3. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân:

  1. Các bên bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong thời gian sống chung như vợ chồng, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định theo pháp luật;
  2. Các bên có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong thời gian sống chung như vợ chồng;
  3. Các bên có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
  4. Các bên có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
  5. Các bên có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội;
  6. Việc lựa chọn nơi cư trú của các bên do các bên thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
  7. Các bên có nghĩa vụ sống chung với nhau (có thể thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác).

Điều 4. Đại diện xác lập giao dịch

Đại diện xác lập giao dịch trong thời kỳ hôn nhân:

  1. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
  2. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
  3. Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
  4. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ hoặc chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó (vợ chồng có thể thỏa thuận khác về vấn đề này).
  5. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh phải đưa ra thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh. Người đưa tài sản chung vào kinh doanh theo thỏa thuận sẽ có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó.
  6. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.
  7. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện trong trường hợp thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và các giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện theo Luật Hôn nhân gia đình.
  8. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

Điều 5. Chế độ tài sản

  1. Các bên bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
  2. Các bên có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của các bên mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
  4. Các bên có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  5. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
  6. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
  7. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
  8. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

Điều 6. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung đã được chia, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  2. Thỏa thuận về đăng ký quyền sở hữu tài sản chung (ghi tên cả hai vợ chồng, hoặc ghi tên vợ, hoặc tên chồng)
  3. Vợ chồng thỏa thuận về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  4. Vợ, chồng thỏa thuận định đoạt tài sản chung bằng văn bản đối với trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình
  5. Vợ chồng thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh, bên đưa tài sản chung vào kinh doanh sẽ có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó
  6. Nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản:
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

ĐIỀU 7. Chia tài sản chung:

  1. Vợ chồng thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
  2. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng (vợ chồng có thể thỏa thuận khác);
  3. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong Hợp đồng này;
  4. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, (vợ, chồng có thể thỏa thuận khác);
  5. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung;
  6. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ.

Điều 8. Tài sản riêng của các bên

Trong thời kỳ hôn nhân:

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản chung được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
  3. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
  4. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
  5. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
  6. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
  7. Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản như sau:
  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ khi đưa tài sản chung vào kinh doanh

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Điều 10. Con chung

Trong thời kỳ hôn nhân:

  1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Hợp đồng này và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ;
  2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Hợp đồng này và các luật khác có liên quan;
  3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Hợp đồng này và các luật khác có liên quan;
  4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp phápcủa con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con chung

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con chung:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 12. Nguyên tắc giải quyết xung đột khi ly hôn

  1. Nguyên tắc giải quyết xung đột về con chung và tài sản của các bên khi ly hôn thực hiện theo thỏa thuận hoặc quy định tại Hợp đồng này.
  2. Tài sản chung của các bên được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  3. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó.

Điều 13. Thỏa thuận về quyền nuôi con khi ly hôn

  1. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, ưu tiên lợi ích của con để thỏa thuận lựa chọn người có quyền nuôi con
  2. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  3. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  4. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  5. Người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

PHẦN 2: QUY TẮC XỬ SỰ RIÊNG

Điều 14. Trách nhiệm của các bên

  1. Trách nhiệm đóng góp: cả hai bên đều có trách nhiệm đi làm và đóng góp vào kinh tế gia đình. Số tiền đóng góp của các bên sẽ được dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chăm lo con cái và không bao gồm nhu cầu kinh doanh của mỗi bên.
  2. Trách nhiệm thực hiện công việc nhà: mỗi bên có trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện những công việc nhà; tuy nhiên có sự phân công hợp lý để phù hợp với công việc của mỗi bên. Nhưng lý do công việc không phải là cơ sở để loại trừ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện công việc nhà.
  3. Trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy bảo con cái: cả hai đều có quyền và nghĩa vụ trong việc nuôi, dạy con. Ý kiến trong việc nuôi, dạy con của cả hai bên đều được bên còn lại xem xét dưới tinh thần nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau; Trong trường hợp cả hai bất đồng ý kiến trong phương pháp nuôi dạy con thì phải dùng phương pháp ôn hòa để tìm tiếng nói chung. Hai bên cam kết không gây gổ, lớn tiếng, sử dụng từ ngữ không hay hoặc có các hành vi bạo hành gia đình trước mặt con/đối với con trong mọi tình huống.
  4. Trách nhiệm với gia đình hai bên: hai bên cam kết không ngăn trở đối phương và con chung thực hiện nghĩa vụ đạo đức của bản thân với ông bà, cha mẹ, anh chị em và người thân của mình (thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần và vật chất…); trong trường hợp việc thực hiên nghĩa vụ đạo đức của mỗi bên xung đột với nghĩa vụ của người này với gia đình thì hai bên có thể thỏa thuận tìm hướng giải quyết trên tinh thân ưu tiên đảm bảo quyền lợi của gia đình.

Điều 15. Thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng

Điều 16. Trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản

Điều 17. Phân chia tài sản chung

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản chung

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản chung đưa vào kinh doanh

Điều 20. Thỏa thuận về quyền nuôi con trong trường hợp ly hôn

Điều 21. Phạt vi phạm hợp đồng

Điều 22. Chấm dứt hợp đồng

Điều 23. Phương thức giải quyết tranh chấp

Điều 24. Hiệu lực của hợp đồng

Điều 25. Điều khoản chung

Trên đây là bài viết của luật thành công chia sẻ về vấn đề “Mẫu hợp đồng hôn nhân”. nếu có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 1900633710 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm:

3 Mẫu đơn giải trình sự việc được sử dụng phổ biến nhất 2023 – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công

Mẫu bản tường trình sự việc thông dụng, mới nhất 2022

Mẫu đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710