Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản do Văn phòng Thừa phát lại chuẩn bị theo yêu cầu của một cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan ghi lại các sự kiện hành vi thực sự. Vậy, cách lập vi bằng như thế nào, hãy đọc bài viết sau đây của Luật Thành Công.
Thủ tục lập vi bằng
Nếu bạn chưa hiểu vi bằng là gì? Giá trị chứng cứ của vi bằng ra sao? Tìm hiểu ngay Vi bằng là gì? – Thừa phát lại là gì?
Bước 1: Xác nhận sự việc, hành vi, … có đủ điều kiện để lập vi bằng không?
Trước khi lập vi bằng, chủ thể cần phải xem xét, đánh giá sự việc, hành vi, … mà mình muốn lập vi bằng có được pháp luật cho phép hay không, sự việc, hành vi, … đó không thuộc các trường hợp ở Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được lập vi bằng.
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện công việc lập vi bằng, vì thế chủ thể yêu cầu lập vi bằng cần phải thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại bằng văn bản gồm có các nội dung:
- Nội dung của vi bằng cần lập;
- Thời gian và địa điểm lập vi bằng;
- Chi phí cho việc lập vi bằng;
- Những thỏa thuận khác nếu có.
Bước 3: Thừa phát lại tiến hành thủ tục lập vi bằng
- Phải trung thực và khách quan khi ghi nhận sự kiện, hành vi.
- Thừa phát lại phải trực tiếp lập vi bằng, chứng kiến, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ thể yêu cầu lập vi bằng. Nếu cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng cho việc lập vi bằng.
- Thừa phát lại phải ký vào từng trang của vi bằng, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng theo mẫu từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
- Thừa phát lại phải giải thích rõ về giá trị pháp lý của vi bằng cho chủ thể yêu cầu.
- Chủ thể yêu cầu lập vi bằng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin, tài liệu có liên quan và phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của những thông tin, tài liệu đó.
- Chủ thể yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Bước 4: Giao vi bằng đã lập cho chủ thể yêu cầu lập vi bằng
Vi bằng phải được gửi đến chủ thể yêu cầu lập vi bằng và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.
Bước 5: Gửi vi bằng đã được lập đến Sở Tư pháp
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thức việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng và tài liệu chứng minh đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để ghi nhận vào sổ đăng ký.
Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải ghi nhận vào sổ đăng ký vi bằng.
Thẩm quyền lập vi bằng
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có ghi rằng:
“Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Và tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập vi bằng như sau:
“Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này”.
Như vậy Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện việc lập vi bằng. Nếu có nhu cầu lập vi bằng, các bạn có thể đến trực tiếp các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn hoặc liên hệ qua số hotline: 1900.633710 để được Luật Thành Công tư vấn chi tiết nhé.
Các câu hỏi thường gặp
Vi bằng có cần công chứng chứng thực không?
Vi bằng là văn bản ghi nhận lại những sự kiện, sự việc, hành vi, … do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Sau một quá trình quan sát, chứng kiến sự kiện, hành vi trong thực tế một cách trung thực, khách quan, thừa phát lại sẽ tiến hành ghi nhận lại sự việc, hành vi đó và lập thành vi bằng. Vi bằng được lập xong sẽ được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và được ghi nhận vào Sổ đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Như vậy vi bằng không cần thiết phải công chứng, chứng thực vì có thể xem như nó đã được chứng thực tại Văn phòng Thừa phát lại và hợp lệ vì đã được ghi chép vào Sổ đăng ký tại Sở Tư pháp.
Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?
Theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hay các văn bản hành chính khác. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật vì thế nó chỉ có giá trị chứng cứ, là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định.
Như vậy công chứng vi bằng không có giá trị pháp lý và vi bằng có giá trị chứng cứ.
Lập vi bằng khác với công chứng ở điểm gì?
Lập vi bằng | Công chứng | |
Khái niệm | Là việc lập văn bản ghi nhận lại những sự kiện, hành vi trên thực tế. | Là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hay giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. |
Trường hợp thực hiện | Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP; Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. | Công chứng đối với các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực; |
Cơ quan thực hiện | Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại hoặc Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện. | Tổ chức hành nghề công chứng gồm có Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Cụ thể do công chứng viên thực hiện. |
Giá trị pháp lý | Vi bằng không thể thay thế cho các văn bản công chứng, văn bản chứng thực hoặc văn bản hành chính khác; Vi bằng là một nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính; Vi bằng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân. | Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ khi được công chứng viên ký, đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không cần phải chứng minh, trừ khi là bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như những giấy tờ, văn bản được dịch. |
Mua đất nhưng chưa có sổ đỏ thì có nên lập vi bằng không?
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về một trong những trường hợp không được lập vi bằng là:
“Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”
Như vậy nếu chưa có Sổ đỏ nhưng vẫn có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu đất đai (Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất….) thì vẫn có thể lập vi bằng để ghi nhận quá trình mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trên đây là một số thông tin có liên quan đến đến lập vi bằng mà Luật Thành Công gửi đến quý độc giả nhằm giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này để không bỏ lỡ quyền và lợi ích của bản thân.
Để xem thêm những bài viết về pháp luật hay thủ tục pháp lý,… Quý độc giả vui lòng truy cập trang web: luatthanhcong.com hoặc liên hệ đến số hotline: 1900.633710 để được tư vấn chi tiết nhé.