zalo-icon
phone-icon

Hợp đồng đào tạo nghề: Những quy định cần biết

Trong mỗi con người của chúng ta, luôn ẩn chứa một sức mạnh phi thường, ai cũng đều có những sở trường, sở đoản, không ai giỏi mọi thứ. Việc của chúng ta là đánh thức khả năng tiềm ẩn dó. Vậy làm sao biết được chúng ta giỏi việc gì, làm được những việc gì, đó là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc học tập, thực hành.

Trải qua giai đoạn học tập thử nghiệm tích lũy được kinh nghiệm từ những việc làm thực tế, tay nghề sẽ được nâng cao hơn. Học nghề là một trong những cơ hội để bạn có thể đánh thức khả năng tiềm ẩn  của bản thân xem có phù hợp với nghề đó hay không. Khi đi học đào tạo nghề chúng ta có cần ký hợp đồng hay không? Hợp đồng đào tạo nghề được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Khi học nghề cần trả những chi phí đào tạo nghề ra sao? Luật Thành Công sẽ đem đến bạn đọc những thông tin hữu ích trên, sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về việc Hợp đồng đào tạo nghề.

Căn cứ pháp lý được sử dụng nhiều nhất trong hợp đồng đào tạo nghề:

  • Bộ Luật lao động năm 2019;
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Khái niệm

Đào tạo nghề nghiệp có thể được hiểu là hoạt động dạy và học của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho người học để có thể vận dụng các kiến thức được học vào làm việc hoặc dùng để nâng cao trình độ bản thân

Vậy hợp đồng đào tạo là gì?

Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ giao kết hợp đồng với người học bằng lời nói hoặc bằng văn bản, hợp đồng sẽ thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình người học tham gia vào các chương trình đào tạo. 

( Hợp đồng đào tạo được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014). 

Tham khảo thêm: Chơi chứng khoán là gì? Người mới bắt đầu chơi như thế nào? 

Vậy hợp đồng đào tạo là gì?
Vậy hợp đồng đào tạo là gì?

Nội dung hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề sẽ có một số nội dung chính như sau:

  • Đầu tiên: Phải nêu rõ tên nghề đào tạo hoặc những kỹ năng nghề đạt được sau khi hoàn thành khóa học;
  • Trong hợp đồng phải để rõ một số nội dung như: Địa điểm đào tạo; Thời gian kết thúc khoá học; Mức thu và phương thức thanh toán lệ phí;
  • Đặc biệt phải quy định rõ về: Trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động;
  • Ngoài ra các cơ sở đào tạo nghề hoặc người học cũng có thể yêu cầu thêm về những thoả thuận khác mà hai bên thống nhất với nhau nhưng mà không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài các điều khoản trên, thì trong hợp đồng lao động trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp của mình thì hợp đồng đào tạo phải có thêm các nội dung sau đây: 

  • Người học phải cam kết về thời gian làm việc tại doanh nghiệp sau khi hoàn thành khóa học là bao lâu;
  • Doanh nghiệp phải cam kết trong việc tuyển dụng lao động vào làm việc sau khi người học đã hoàn thành xong khóa đào tạo của mình;
  • Ngoài việc cam kết giữa người học và doanh nghiệp thì còn phải ghi rõ sự thoả thuận về thời gian và mức tiền công đối với các sản phẩm mà người lao động trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian khóa học.

Ngoài ra, đối với loại hợp đồng đào tạo theo hình thức dạy nghề tại doanh nghiệp, thì sau khoảng thời gian nhất định người lao động được học ngoài thì phải ghi rõ nội dung thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả lương và mức tiền công trả cho người lao động theo từng giai đoạn, đối với từng sản phẩm mà người lao động.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt chứng khoán và cổ phiếu 

Quy Định Về Hợp Đồng Đào Tạo Nghề

Ngoài các nội dung của hợp đồng đào tạo nghề như trên, thì Hợp đồng đào tạo nghề còn có một số quy định như sau:

  • Thứ nhất về độ tuổi của người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đầy đủ đảm bảo sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề. Đối với một số ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì phải đủ 18 tuổi trở lên.
  • Thứ hai về thời gian học, Căn cứ khoản 1 Điều 61 BLLĐ 2019, và Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 (Sửa đổi bởi Luật Giáo dục 2019) thì thời gian đào tạo trình độ sơ cấp phải từ 03 tháng đến dưới 1 năm học phải đảm bản giờ học tối thiểu là 300 giờ học. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là 01 đến 02 năm. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế: từ 01-03 năm  tùy theo chuyên ngành.
  • Thứ ba thời gian tập nghề, theo khoản 2 Điều 61 BLLĐ 2019 thì thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

Tham khảo thêm: Niêm yết chứng khoán là gì? Những điều cần biết

Thời gian đào tạo nghề thường xuyên

Thứ hai về thời gian học, Căn cứ khoản 1 Điều 61 BLLĐ 2019, và Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 (Sửa đổi bởi Luật Giáo dục 2019) thì thời gian đào tạo trình độ sơ cấp phải từ 03 tháng đến dưới 1 năm học phải đảm bản giờ học tối thiểu là 300 giờ học.

Thời gian đào tạo trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là 01 đến 02 năm. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế: từ 01-03 năm  tùy theo chuyên ngành.

Mẫu Hợp Đồng Đào Tạo Nghề
Mẫu Hợp Đồng Đào Tạo Nghề

Mẫu Hợp Đồng Đào Tạo Nghề

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2023

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ

Số: …/HĐĐTN

Bên dạy nghề: 

Công ty:

Người đại diện pháp luật:

Địa chỉ: 

Bên học nghề:  

Họ và tên: …

Sinh ngày: …tháng .…. năm

Trình độ văn hoá: …

Hộ khẩu thường trú tại: …

Chỗ ở hiện tại: …

Thỏa thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1:  Thời gian đào tạo nghề

Từ ngày… tháng … năm …. đến ngày … tháng …. năm….. Theo hợp đồng số: …… HĐĐTN.

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề; – Công ty: … tại địa chỉ: …..

Điều 2: Chế độ học nghề

  1. Thời gian học nghề: .…..tháng (=….tuần: =….giờ)
  2. Thời gian học trong ngày:

– Sáng từ: … đến ….

– Chiều từ: … đến …..

 Học từ thứ 2 đến thứ 6.

Khi tham gia học nghề tại cơ sở người học sẽ được cấp: đồng phục, bảng tên,…

Điều 3: Chi phí đào tạo 

Tổng chi phí đào tạo nghề là ….đồng (bằng chữ:… đồng). ( Đã bao gồm các chi phí đồng phục, sách vở, dụng cụ học nghề)

Điều 4: Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trong quá tình người học việc học tập tại trung tâm đào tạo nghề, nếu có phát hiện trung tâm đào tạo nghề đào tạo không đúng với cam kết ban đầu, thì có quyền yêu cầu trung tâm hoàn trả chi phí. (người học việc phải chứng minh trung tâm đào tạo không đúng với yêu cầu như cam kết)

Điều 5: Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo 

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….…… năm.

Điều 6: Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người học

  1. Nghĩa vụ:

Người học khi tham gia vào học phải đảm bảo làm đầy đủ thủ tục cũng như đóng phí đúng với quy định của trung tâm.

Tuân thủ chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Công ty, tôn trọng người hướng dẫn. Trong quá trình học nếu vi phạm thì phải bồi thường học phí của khóa họa cho trung tâm.

  1. Quyền hạn:

Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thì Công ty sẽ xét để bảo lưu và được học lại (Thời gian bảo lưu không quá 03 tháng)

  1. Quyền lợi:

Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH.

Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được giới thiệu thực tập tại các cửa hàng sửa chữa bảo hành và tiếp tục đăng ký học các lớp học nâng cao.

Điều 7: Nghĩa vụ và quyền hạn của Trung tâm dạy nghề

  1. Nghĩa vụ:

Có nghĩa vụ cung cấp các dụng cụ, giáo trình học nghề cho người học. Đảm bảo các lớp học cho người học đầy đủ các trang thiết bị, đảm bảo cho người học có một môi trường học tập tốt nhất. 

  1. Quyền hạn:

Trong quá trình học nghề , Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật.

Điều 8: Điều khoản chung

  1. Những thỏa thuận khác:…
  2. Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày…..tháng…..năm……đến ngày ….tháng….năm….

Điều 9: Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.

+ 01 bản người học nghề giữ.

+ 01 bản Công ty … giữ.

Hợp đồng đào tạo nghề được làm tại: Công ty …

Cơ sở 1: …

Cơ sở 2: ….

     BÊN HỌC NGHỀ                                                       BÊN DẠY NGHỀ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710