zalo-icon
phone-icon

Giao dịch liên kết là gì? Các trường hợp phát sinh các giao dịch

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, giao dịch liên kết đã trở thành một chiến lược quan trọng, mang lại nhiều cơ hội hợp tác đáng kể giữa các doanh nghiệp từ việc tăng hiệu suất bán hàng đến mở rộng mạng lưới khách hàng. Trong một hoạt động kinh doanh luôn tồn tại đâu đó một giao dịch liên kết. Để nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khái niệm, đặc điểm, quy trình, tác hại cũng như những lợi ích của giao dịch liên kết một cách hiệu quả nhất. Thông qua bài viết này của Luật Thành Công, Quý khách sẽ được đào sâu vào thế giới của giao dịch liên kết.

Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết là gì?
Giao dịch liên kết là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì giao dịch liên kết được hiểu là những giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết của doanh nghiệp, trừ một số giao dịch của doanh nghiệp về kinh doanh đối với dịch vụ, hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá, cụ thể bao gồm một số giao dịch như sau:

– Mua bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển nhượng hàng hóa, chuyển giao, cung cấp dịch vụ.

– Vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính hay một số công cụ tài chính khác;

– Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, cho mượn, mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình hoặc vô hình.

– Thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, , chia sẻ chi phí, lao động.

Xác định giao dịch liên kết để làm gì?

Việc xác định giao dịch liên kết nhằm mục đích để loại trừ một số yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải đóng; tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác kinh doanh, thường là giữa các đối tác kinh doanh; bên cạnh đó các đối tác đều có thể chia sẻ lợi nhuận từ các giao dịch thành công.

Các trường hợp phát sinh giao dịch liên kết

Các trường hợp phát sinh giao dịch liên kết
Các trường hợp phát sinh giao dịch liên kết

Dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì các trường hợp phát sinh giao dịch liên kết được hiểu như sau:

  • Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
  • Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Một doanh nghiệp có cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và đang nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
  • Một doanh nghiệp cho doanh nghiệp kia vay vốn hoặc bảo lãnh dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả một số khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện có khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đã đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đã đi vay;
  • Một doanh nghiệp chỉ định thành viên nắm quyền kiểm soát hoặc thành viên ban lãnh đạo điều hành của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh hoặc chính sách tài chính của doanh nghiệp thứ hai;
  • Hai doanh nghiệp đang cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng một thành viên ban lãnh đạo mà họ có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh hoặc chính sách tài chính được chỉ định từ một bên thứ ba;
  • Hai doanh nghiệp được chịu sự kiểm soát hoặc điều hành về hoạt động kinh doanh, nhân sự, tài chính và bởi một số cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ như vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ; con đẻ, con nuôi, con riêng của chồng hoặc vợ, con rể, con dâu; em, anh, chị cùng cha mẹ, em, anh, chị cùng cha khác mẹ, em, anh, chị cùng mẹ khác cha, em rể, em dâu, chị dâu,anh rể của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà ngoại, ông bà nội; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, cậu, chú, bác ruột và cháu ruột;
  • Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc có cùng cơ sở thường trú của cá nhân, tổ chức nước ngoài;
  • Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua việc vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia vào điều hành doanh nghiệp;
  • Một số trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự kiểm soát, quyết định,điều hành trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
  • Doanh nghiệp có phát sinh những giao dịch như nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; cho vay, vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.

Nguyên tắc áp dụng trong giao dịch liên kết:

Nguyên tắc áp dụng trong giao dịch liên kết
Nguyên tắc áp dụng trong giao dịch liên kết

Người nộp thuế khi có giao dịch liên kết phải thực hiện việc kê khai các giao dịch liên kết đó; ngoại trừ một số yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do bị chi phối, tác động bởi quan hệ liên kết nhằm xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.

Cơ quan thuế thực hiện các chức năng như quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với giá giao dịch liên kết người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch một cách độc lập và bản chất quyết định hình thức này là để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này.

Nguyên tắc giao dịch độc lập này được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên hoàn toàn độc lập, không có một mối quan hệ liên kết nào tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần chú ý:

Doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết cần chú ý đến việc xác định rõ các điều khoản hợp tác, đảm bảo tính minh bạch, công bằng, đặc biệt phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Quan trọng nhất là ký kết hợp đồng chi tiết để tránh hiểu lầm và xung đột trong quá trình hợp tác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710