Kết hôn không phải là một khái niệm xa lạ với bất cứ ai, kết hôn chính là kết quả của một tình yêu đẹp. Kết hôn theo ngôn ngữ pháp lý được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo đó, không phải cứ có tình yêu hay hai người muốn kết hôn là kết hôn, pháp luật quy định khi có đủ các điều kiện nhất định thì mới được kết hôn và được Nhà nước công nhận là kết hôn hợp pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ pháp luật và hiểu hết các điều kiện để có thể kết hôn hợp pháp, bằng chứng cho thấy trên thực tế vẫn tồn tại rất nhiều cuộc hôn nhân là kết hôn trái pháp luật dẫn tới hậu quả là bị hủy kết hôn trái pháp luật. Vậy, đâu là điều kiện để được công nhận là kết hôn hợp pháp? Cùng Luật Thành Công tìm hiểu ngay sau đây.
Kết hôn hợp pháp
Kết hôn được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể các điều kiện bao gồm:
- Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Độ tuổi này được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới và rất phù hợp với thực tế vì ở độ tuổi như vậy, cả nám và nữ đều đã là người đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự lao động để nuôi bản thân cũng như có đủ trưởng thành để xây dựng cuộc sống hôn nhân.
- Về ý trí: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Việc kết hôn cũng được coi như một giao dịch dân sự vậy, các bên tham gia vào quan hệ vọ chồng phải tự mình tham gia, tự mình thỏa thuận và tự nguyện, không được lừa dối, cưỡng ép kêt hôn.
- Về năng lực chủ thể: Nam nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm kết hôn, nam nữ tham gia đăng ký kết hôn phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Điều kiện này đi kèm với điều kiện về ý trí, khi các bên tham gia đăng ký kết hôn mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia, không thể tự mình quyết định việc đăng ký kết hôn.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Về kết hôn đồng giới
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn với những người cùng giới” thay vào đó là quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Theo đó thì những người đồng giới tính vẫn có thể thực hiện kết hôn với nhau nhưng không được pháp luật và nhà nước thừa nhận (làm thủ tục đăng ký kết hôn), tức là không được nhà nước bảo vệ nếu như có tranh chấp xảy ra. Xét trong hoàn cảnh nước ta chưa có chuẩn bị về việc thừa nhận hôn nhân đồng giới thì quy định này hoàn toàn hợp lý, đây cũng là bước đệm để có thể thừa nhận hôn nhân đồng giới và thực hiện quyền con người theo công ước quốc tế trong tương lai.
NẾU BẠN CHƯA RÕ HOẶC CÒN VƯỚNG MẮC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 0931 060 668 – 0963 766 477 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ