zalo-icon
phone-icon

Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu CTM tại Liên Minh Châu Âu EU

Liên minh châu Âu ( EU) bao gồm những thành viên nào?

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế CTM là gì? Cách thức nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu CTM tại EU.

Đọc ngay nội dung bài viết dưới đây, các bạn sẽ tìm được câu trả lời.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế ra nước ngoài

Các nước thành viên Liên Minh Châu Âu EU

Các nước thành viên Liên Minh Châu Âu Eu bao gồm 27 thành viên thuộc quốc gia châu Âu.

Cụ thể như sau: Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Luxembourg, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Phần Lan, Séc, Thụy Điển, Croatia, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Slovakia, Malta, Síp, Slovenia, Bulgaria, Romania.

Có thể bạn quan tâm: Đăng Ký Nhãn Hiệu Thương Hiệu Độc Quyền

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hóa CTM là gì?

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hóa CTM là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình vào các nước châu Âu ( EU) nhanh chóng, thuận lợi và đỡ tốn kém. EU đã tạo ra một hệ thống hàng hóa riêng, độc lập với các nước thuộc cộng đồng.

Nhãn hiệu này được đăng ký qua hệ thống gọi là nhãn hiệu cộng đồng (Viết tắt là CTM).

dang ky nhan hieu quoc te ra nuoc ngoai

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Cách thức nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu CTM tại EU

Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa qua hệ thống CTM, chủ sở hữu chỉ nộp 1 đơn duy nhất cho cơ quan đăng ký thành lập riêng, độc lập với hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên.

Sau khi đăng ký, nhãn hiệu có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên, nếu hủy bỏ ở một nước thành viên sẽ mất hiệu lực trong cả cộng đồng.

Trong quá trình đăng ký, chỉ cần một nước trong EU từ chối thì việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ không thành công.

Nếu chủ sở hữu muốn đăng ký nhãn hiệu vào các nước thành viên khác không từ chối bảo hộ nhãn hiệu thì có thể chuyển đơn đăng ký thành nhiều đơn đăng ký quốc gia vào từng nước và được bảo lưu ngày nộp đơn của CTM trong quốc gia đó.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu CTM

Cơ quan nhận đăng ký CTM

Đơn đăng ký CTM được nộp cho cơ quan đăng ký có trụ sở đóng tại Tây Ban Nha có tên là “The Office for Harmonization in the Internal Market” ( viết tắt là OHIM).

Chủ thể nộp đơn đăng ký CTM

Những chủ thể có thể nộp đơn đăng ký CTM là: Cá nhân thuộc thành viên cộng đồng châu Âu, thuộc các nước thành viên công ước Paris hay Hiệp định Trips.

Loại nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ

  • Loại nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, tập thể và chứng nhận.

Tài liệu và thông tin cần cung cấp

  • Họ tên đầy đủ, số điện thoại, địa chỉ, quốc tịch người nộp đơn.
  • Giấy ủy quyền của người nộp đơn ( mẫu của IPIC).
  • 5 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.
  • Danh mục dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu.

Ngôn ngữ trình bày

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu CMT có thể làm bằng 11 ngôn ngữ khác nhau. Người nộp đơn phải chọn được 5 ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại OHIM như Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha.

Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực CTM

Nhãn hiệu CTM có hiệu lực từ 10 năm kể từ ngày nộp đơn và gia hạn liên tục, chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Khi gia hạn, chủ sở hữu không cần phải nộp thêm bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.

Với những thông tin về liên minh châu âu cũng như cách đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại bài viết này, hy vọng sẽ hỗ trợ thêm một số thông mà các bạn cần.

Có thể bạn quan tâm: Chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

1 những suy nghĩ trên “Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu CTM tại Liên Minh Châu Âu EU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710