Từ xưa đến nay, cố ý gây thương tích là hành vi rất phổ biến, thường xuyên xảy ra trong mọi xã hội, ngay từ khi pháp luật còn sơ khai, xã hội đã quan tâm và quy định cụ thể về hành vi và mức xử phạt đối với hành vi này, cho đến ngày nay, khi cuộc sống có nhiều đổi khác, cố ý gây thương tích vẫn diễn ra thường xuyên từ những vụ việc đơn giản cho đến biến tướng vô cùng phức tạp. Thực tế đã cho thấy tội phạm cố ý gây thương tích không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe người bị hại mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội. Vậy tội cố ý gây thương tích được quy định thế nào trong pháp luật Việt Nam, kính mời quý khách hàng và quý đọc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật Thành Công.
Tầm quan trọng của cố ý gây thương tích trong hệ thống pháp luật
Cố ý gây thương tích là hành vi phổ biến xuất hiện trong xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội loại người. Một đất nước, một nền văn minh muốn có sự phát triển, ổn định thì cần phải có những hàng rào pháp lý chặt chẽ để quy định, răn đe cho xã hội, từ đó cũng là để giáo dục cho mọi công dân trong xã hội. Chính vì vậy việc quy định về hành vi cố ý gây thương tích trong hệ thống pháp luật là một điều vô cùng cần thiết và yêu cầu phải thực hiện nếu muốn duy trì một xã hội ổn định, an toàn.
Tổng quan về hành vi cố ý gây thương tích
Hành vi cố ý gây thương tích được xem là hành vi cố ý xâm phạm đến thân thể, gây tổn hại trực tiếp đến sức khoẻ của người khác bằng với những thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến một trong số những quyền được tôn trọng và bảo vệ nhất của con người.
Hiện nay Pháp luật Việt Nam quy định về các hành vi cố ý gây thương tích tại chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Cụ thể là Điều 134, Điều 135 và điều 136.
Xem thêm: Pháp Nhân Là Gì? Hiểu Rõ Hơn Pháp Nhân Trong Doanh Nghiệp
Phân loại và hình thức của tội cố ý gây thương tích
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay quy định cụ thể về ba tội cố ý gây thương tích dựa theo các yếu tố, trường hợp, động cơ và nguyên nhân của chủ thể thực hiện hành vi, cụ thể:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chủ thể có hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tổn gây ra từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng phạm vào các trường hợp luật định (Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chủ thể có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (không kiểm soát, làm chủ hành vi) xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó (Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Về mặt hình thức, cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, thể hiện rõ nhận thức và hành vi của người phạm tội là mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác. Hành vi cố ý gây thương tích được thể hiện qua hành vi cố ý sử dụng thủ đoạn, vũ lực (có thể sử dụng vũ khí hoặc không) tác động lên cơ thể người khác nhằm gây ra tổn thương cho họ. Một số hành vi cụ thể thường thấy là: đánh đập, đâm, chém, đốt cháy, đầu độc…
Tìm hiểu thêm: Tra Cứu Số Định Danh Cá Nhân Như Thế Nào?
Yếu tố xác định cố ý gây thương tích
Yếu tố chứng minh cố ý trong vụ việc gây thương tích
Lỗi cố ý trong vụ việc gây thương tích có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác). Để xác định và chứng minh yếu tố cố ý trong một vụ việc gây thương tích, cần xem xét lại động cơ, nguyên nhân và ý chí của chủ thể thực hiện hành vi để kết luận và xác định chính xác. Thông thường động cơ và ý chí của chủ thể thực hiện hành vi là mong muốn, thực hiện một hoặc nhiều hành vi nhằm tác động đến sức khoẻ, thân thể nhằm gây ra những tổn hại cho người khác.
Tác động của tội cố ý gây thương tích với nạn nhân
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác có cấu thành vật chất. Hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả, do đó mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả là mối quan hệ nhân quả. Tội cố ý gây thương tích là tội có hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của con người về sức khỏe, thân thể và gây ra những thương tích, thương tật cụ thể cho nạn nhân. Nạn nhân trực tiếp nhận những hậu quả do hành vi của chủ thể gây ra hành vi, những hậu quả này vừa tác động đến sức khoẻ, thân thể và có thể là cả yếu tố tâm lý. Làm suy giảm, hoặc làm hạn chế sức khoẻ của nạn nhân và kéo theo nhiều hệ luỵ về sau.
Tham khảo thêm thông tin: Giao Dịch Trung Gian Là Gì? Các Hình Thức Giao Dịch Trung Gian
Hậu quả tâm lý của việc cố ý gây thương tích
Nạn nhân của các vụ việc cố ý gây thương tích, đã đang và sẽ tiếp tục gánh chịu những hậu quả do hành vi của các chủ thể gây ra cho mình. Những vết thương, thương tổn xác thịt phần nào có thể hồi phục, có thể lành lặn trở lại. Nhưng đi qua những vụ việc như vậy, thực tế đã chứng minh có rất nhiều nạn nhân chìm trong những cơn khủng hoảng tâm lý vô cùng nghiêm trọng. Những ám ảnh, vết thương tâm lý sẽ tiếp tục hành hạ, ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi nạn nhân.