zalo-icon
phone-icon

Hướng dẫn cách tính tiền phạt chậm nộp thuế – Có ví dụ minh họa

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Việc nộp thuế TNDN diễn ra theo từng kỳ, và trong trường hợp chậm nộp, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc bị tính lãi chậm nộp. Nhưng làm thế nào để tính lãi hãy cùng Luật Thành Công tìm hiểu cách tính tiền phạt chậm nộp thuế năm 2024.

Các trường hợp doanh nghiệp bị tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời hạn kịp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời hạn kịp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Thời hạn kịp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tạm nộp theo quý và có thể nộp chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu quý sau theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019. Ví dụ: Quý 2 năm 2023 được tính từ ngày 01/4/2023 – 30/6/2023 thì ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 2 là 30/7/2023.

Sau khi hết năm dương lịch hoặc hết năm tài chính thì các doanh nghiệp cần phải nộp đầy đủ thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi năm dương lịch hoặc năm tài chính kết thúc.

Có một số trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế bị trùng với ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn sẽ được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP.

Ví dụ:

– Năm tài chính tính theo năm dương lịch là từ 01/01/2023 – 31/12/2023: thời hạn nộp thuế năm 2023 là 31/03/2024.

– Năm tài chính của doanh nghiệp tính từ 01/9/2023 – 31/08/2024: thời hạn nộp thuế năm 2023 là 30/11/2024.

– Năm tài chính của doanh nghiệp tính từ 01/02/2023 – 31/01/2024: thời hạn nộp quyết toán thuế năm 2023 là 30/4/2024. Tuy nhiên 30/4 trùng với dịp nghỉ lễ Ngày Giải Phóng Miền Nam và Ngày Quốc tế Lao Động, vì vậy ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế 2023 được tính là ngày 02/5/2023.

Doanh nghiệp bị tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào thời điểm nào

Doanh nghiệp bị tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế so với thời hạn luật định hoặc quá thời hạn gia hạn nộp thuế. Bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp đặc biệt không phải tính tiền chậm nộp hoặc được miễn tiền chậm nộp do pháp luật Việt Nam quy định.

Cách tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì nếu tổng số tiền thuế tạm nộp trong 3 quý đầu năm thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày số thuế còn thiếu được nộp vào ngân sách nhà nước.

Trong trường hợp phát sinh thêm vấn đề chậm nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi đã nộp quyết toán thuế năm thì mức tính tiền chậm nộp thuế được căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019: “Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”.Thời gian tính tiền chậm nộp sẽ được tính liên tục bắt đầu ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định đến ngày liền kề trước ngày số tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Ví dụ:

Công ty TNHH Luôn Thành Công có năm tài chính trùng với năm dương lịch, Công ty đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của 3 quý đầu năm 2023 là 50 triệu đồng. Đến khi quyết toán năm 2023 thì số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty Luôn Thành Công phải nộp theo quyết toán năm là 80 triệu đồng, tăng thêm 30 triệu đồng.

75% của tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là: 

80.000.000 x 75% = 60.000.000 => Công ty đã nộp thiếu số tiền thuế tạm nộp là 10 triệu đồng.

Vậy Công ty TNHH Luôn Thành Công phải nộp thêm 30 triệu đồng cho đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty cần nộp. Ngoài ra Công ty sẽ bị xử phạt vì đã chậm nộp đối với số thuế nộp thiếu là 10 triệu đồng, thời gian chậm nộp tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý ba (01/11/2023) đến ngày nộp số thuế còn thiếu (29/01/2024) là 90 ngày.

Số tiền phạt chậm thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x Số ngày chậm nộp x Mức phạt chậm nộp trên ngày = 10.000.000  x 90 x 0,03% = 270.000.

Trường hợp nào không bị tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp nào không bị tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp nào không bị tính lãi chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Các trường hợp không tính tiền nộp chậm tiền thuế được quy định tại Khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

  • Người nộp thuế cung ứng dịch vụ, hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không cần phải nộp tiền chậm nộp.
  • Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
  • Trong trường hợp được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019: “Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa cần được phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; đối với hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; đối với hàng hóa có khoản thanh toán thực tế, hàng hóa có các điều chỉnh cộng vào giá trị hải quan chưa xác định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính,” thì không tính phạt chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; thời gian chưa có giá chính thức; thời gian chưa xác định được số thanh toán thực tế, các điều chỉnh cộng vào giá trị hải quan.
  • Ngoài ra, tại Khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 cũng quy định: “Người nộp thuế cần thanh toán tiền chậm nộp theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, nhưng sẽ được miễn phạt chậm nộp trong trường hợp không thể tránh khỏi như quy định tại Khoản 27 Điều 3 của Luật này.” Các trường hợp không thể tránh khỏi bao gồm người nộp thuế bị thiệt hại về tài sản do thảm họa tự nhiên, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn đột ngột; bất khả kháng do bạo loạn, chiến tranh, đình công dẫn đến tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc rủi ro không phải là nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế, khiến người nộp thuế không có khả năng tài chính để thanh toán ngân sách nhà nước, tai nạn đột ngột.
  • Cuối cùng, tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã quy định: “Người nộp thuế đã được miễn phạt chậm nộp theo quy định tại Khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế, nhưng vẫn còn thiệt hại. Số tiền thuế, phạt chậm nộp, phạt được hủy bỏ không vượt quá giá trị thiệt hại còn lại của người nộp thuế.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710