zalo-icon
phone-icon

07 ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI NHẤT NĂM 2025

Trong thời gian vừa qua, mặc dù tình hình dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng khá nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội tuy nhiên vẫn có số lượng lớn các bạn trẻ với ước mơ start-up, muốn thành doanh nghiệp, công ty nhưng không biết các điều kiện về thành lập doanh nghiệp, công ty là gì? Có những yêu câu nào? Nên sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 07 điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp mới nhất năm 2021 và hy vọng sẽ giúp được các bạn.

  1. Điều kiện về người thành lập công ty, doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là quyền tự do của công dân và được pháp luật bảo vệ nhưng không vì thế mà mọi chủ thể trong xã hội đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Chỉ những chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật theo quy định mới có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp, công ty được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, các tổ chức, các nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam khi không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Một là, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Việc. quy định các chủ thể này không được tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp là nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong huy động, sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi hành vi tiêu cực, gian lận, tham những gây thiệt hại cho nguồn ngân sách nhà nước. Điều chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là luật không cho phép các cơ quan đơn vị này dùng tài sản chung để kinh doanh, thu lợi riêng cho cơ quan mình. Đó là hành vi thu lợi bất bất chính.

  • Hai là, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, viên chức.

Pháp luật quy định như vậy, vì các đối tượng này đều đảm nhiệm công việc công, công việc ổn định thường xuyên và được trả lương từ ngân sách nhà nước để đảm bảo đời sống, có nghĩa vụ phải tận tâm, hết lòng phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân. Việc quy định trên, cũng tránh sự lạm quyền, nhập nhẵng giữa công việc chung với công việc tư, làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc được giao, kéo theo sự ảnh hưởng tơi lợi ích của nhân dân.

  • Ba là, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công anh nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

Đây là những người được nhà nước đầu tư giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của quốc gia và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc tham gia thành lập doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư tưởng, hiệu quả công việc cũng như nhiệm vụ được giao.

  • Bốn là, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác

Đây là những đối tượng được nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Pháp luật cấm những đối tượng này không được thành lập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho họ tập trung vào công việc quản lý để đạt hiệu quả cao, đồng thời tránh sự tham những, quan liêu của những người cán bộ lãnh đạo trong việc sử dụng nguồn vốn nhà nước, trách việc sử dụng tiền công để phục vụ lợi ích tư trong quá trình thành lập các doanh nghiệp khác

  • Năm là, người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân

Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì khả năng thực hiện các nghĩa vụ dân sự của họ sẽ bị hạn chế. Tương tự, tổ chức không có tư cách pháp nhân, tức là tổ chức không được thành lập hợp pháp, không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, không có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản. Pháp luật cấm những chủ thể trên không được thành lập doanh nghiệp vì nếu tham gia thành lập doanh nghiệp sẽ dẫn tới nguy cơ hoạt động của doanh nghiệp không được đảm bảo.

  • Sáu là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.

Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở nghiện bắt buột, cơ sở giáo dục bắt buộc là những người đã bị tước hoặc hạn chế một số quyền, khi thành lập doanh nghiệp sẽ không có điều kiện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ, khi xả ra tranh chấp hay nợ nần, những chủ thể này không giải quyết được. Đối với người bị Tòa án tuyên cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh, đây là hình phạt đối với người kinh doanh không trung thực, nếu để họ thành lập doanh nghiệp sẽ gây nguy hại cho xã hội.

  1. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020: “là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Để trở thành người đại diện theo pháp Luật thì phải đáp ứng được các điêu kiền sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
  • Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
  • Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.Người đại diện theo pháp luật (Với chức danh: Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, … ) có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài tùy theo nhu cầu của công ty.
  1. Điều kiện về loại hình công ty, doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chủ thể đăng ký thành lập được tự do lựa chọn hình thức tiến hành kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật đã được ghi nhận, bao gồm: Doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh không phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp lựa chọn kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, vào thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ thể có quyền đăng ký các loại hình doanh nghiệp mà Luật Doanh nghiệp 2020 quy định bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp doanh. Tuy nhiên, khi đăng ký phải đáp ứng các điều kiện khác nhau của từng loại hình đó.

  • Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủtự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền lập một doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp doanh. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được quyền góp vốn để mở hay mua cổ phần, phần vốn góp trong các công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phân. Đồng thời, không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hay bất kì loại chứng khoán nào để thu hút vốn đầu tư.

Chủ doanh nghiệp sẽ là người đại diện theo pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp
    • Công ty TNHH một thành viên

 

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

  • Công ty TNHH hai thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

  • Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông, ngoài ra công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trương hợp trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Trong quá trình hoạt động, công ty được quyền chào bán cổ phần để tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó.

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

  • Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

  1. Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Ngoài ra, theo Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

Căn cứ vào những quy định trên, Hãng Luật Thành Công chúng tôi, xin đưa ra một số lưu ý đối với việc lựa chon trụ sở chính của doanh nghiệp:

Thứ nhất, Có địa chỉ trụ sở cụ thể, theo đó trụ sở công ty phải xác định 4 yếu tố:

  • Số nhà, ngách, hẽm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn;
  • Xã/Phường/Thị trấn;
  • Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh;
  • Tỉnh/ Thành phố.

Thứ hai, không được đặt địa chỉ trụ sở công ty tại chung cư, nhà tập thể

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều chung cư được xây dựng với mục đích cho thuê làm văn phòng, do đó khi đặt địa chỉ tại các chung cư này cần phải có xác nhận của Ban Quản lý chung cư.

Thứ ba, Việc đặt trụ sở sẽ chịu ảnh hưởng từ một số ngành nghề doanh nghiệp dự kiến kinh doanh. Ví dụ, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề sản xuất, chế biến, nuôi trồng… thì doanh nghiệp không được đặt trụ sở chính tại khu dân cư, trung tâm thành phố mà chỉ đặt ở các vùng lân cận, xa khu dân cư.

Lưu ý: Theo quy định tại Nghị đinh 50/2016/NĐ-CP, hành vi sai phạm về trụ sở chính bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, doanh nghiệp phải thay đổi thông tin, nặng hơn là bị thu hồi giấy phép.

  1. Điều kiện về tên doanh nghiệp công ty

Việc đặt tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại các Điều 37, 38, 39, 40 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:  “Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  1. a) Loại hình doanh nghiệp;
  2. b) Tên riêng.”

– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện theo hình thức đó.

Ngoài những yêu cầu đó trong việc đặt tên doanh nghiệp như trên, chủ thể thành lập công ty còn phải tuân thủ những quy định cấm trong đặt tên doanh nghiệp. Theo quy định tại điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp không được:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tố chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Vì vậy, đặt tên cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng và ý nghĩa. Tên Doanh nghiệp không chỉ là tên gọi thông thường mà nó còn thể hiện một phần lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thể hiện tâm tư của người thành lập doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người thành lập doanh nghiệp phải đảm bảo những yếu tố ngắn gọn, đầy đủ, gợi nhớ đến doanh nghiệp, mà còn đảm bảo đúng quy định pháp luật về đặt tên doanh nghiệp.

  1. Điều kiện về vốn điều lệ

Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp phải có vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn khác nhau như: do các thành viên đóng góp, do doanh nghiệp tự tích lũy được trong quá trình kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuê, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác.

Điều kiện về vốn kinh doanh được thể hiện dưới hình thức vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiếu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định không đặt ra với mọi ngành nghề kinh doanh chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề quy định. Điều này có nghĩa là nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiếu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó. Mục đích của việc quy định về vốn pháp định là giúp doanh nghiệp sau khi ra đời có thể hoạt động được, đồng thời là cơ sở đảm bảo các khoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán với các chủ nợ khác. Ngoài ra, việc quy định về vốn còn nhằm đảm bảo về cơ sở vật chất nhất định để chủ thể kinh doanh dễ dàng trong việc vận hành doanh nghiệp của mình khi hoạt động, đồng thời là căn cứ để chứng minh có khả năng thanh toán các khoản nợ cho đối tác, khách hàng. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng số vốn đầu tư ban đầu của chủ thể kinh doanh vẫn không thay đổi. Vì vậy, ngay từ khi chủ thể kinh doanh muốn hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải chuẩn bị cho mình một khoản tài sản tương ứng với quy mô, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, để thiết lập cho mình một mô hình kinh doanh thích hợp. Việc dự báo số lượng vốn sẽ giúp chủ thể kinh doanh dự báo được kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lượng tài sản mà chủ thể kinh doanh có, tránh việc thừa, thiếu, lãng phí, làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất kinh doanh.

  1. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công hay thất bại của chủ thể kinh doanh. Do đó, việc quy định về ngành nghề kinh doanh không những nhằm đảm bảo cho lợi ích của cộng đồng mà còn định hướng cho các chủ thể kinh doanh phát triển các ngành nghề mà nhu cầu xã hội đặt ra qua đó đảm bảo sự giám sát của Nhà nước đối với sự định hướng phát triển kinh tế nói chung. Trên thực tế, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh vô cùng phong phú và đa dạng sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn cho chủ thể kinh doanh. Nhưng lựa chọn lĩnh vực nào để đem lại lợi nhuận cho họ là một điều mà các chủ thể kinh doanh muốn lựa chọn kinh doanh. Vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ thể kinh doanh sẽ có thể kinh doanh bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào mà pháp luật không cấm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có quyền “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Các chủ thể kinh doanh có thể loại trừ các ngành nghề này để thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình đối với các ngành nghề còn lại. Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thông ngành nghề kinh tế Việt Nam. Nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh tế cấp bốn được thực hiển theo Quy định về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: “Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

  1. a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  2. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  3. c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  4. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  2. g) Kinh doanh pháo nổ;
  3. h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

 Luật đầu tư năm 2020 cũng đã quy định 227 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong nước. Có thể kể đến như kinh doanh các loại pháo, dịch vụ bảo vệ, sản xuất con dấu, dịch vụ cầm đồ, xoa bóp,kinh doanh  dịch vụ đòi nợ, xăng dầu, rượu, xuất khẩu gạo..v.v… Đây là những ngành nghề kinh doanh mà ít nhiều đe doạ đến lợi ích nhà nước và cộng đồng. Đối với ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và luật khác có liên quan yêu cầu phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện. Nó thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp đinh hoặc một số yêu cầu khác.

Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề:

Chứng chỉ hành nghề là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho các cá nhân, có đủ những trình độ chuyên môn về một ngành nghề nhất định. Ví dụ: kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán,…Đây là những ngành nghề đặc thù, đòi hỏi năng lực chuyên môn cao, được công nhận về mặt pháp lý, không thể hoạt động tùy tiện. Vì vậy, nhà đầu tư trong lĩnh vực ngành nghề này phải đồng thời đáp ứng thêm yêu cầu về chứng chỉ hành nghề hợp pháp. Nó đảm bảo cho việc kinh doanh của công ty là hiệu quả, có căn cứ đáng tin cậy, không làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và xã hội.

Việc pháp luật quy định chứng chỉ hành nghề để nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hành trong những trường hợp cần thiết. Việc quy định cụ thể nghành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Nhà nước không chỉ tạo ra môi trường đầu tư minh bạch cho sự lựa chọn ngành nghề kinh doanh của các chủ thể kinh doanh mà còn có cơ sở để xử lí khi có vi phạm.

Nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh đã và đang được các quốc gia hết sức coi trọng. Tuy nhiên, để xác lập một môi trường kinh doanh bình đẳng, đúng pháp luật, các chuẩn mực của xã hội thì không thể không đặt ra những quy định pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh với những tiêu chí thông thoáng, cởi mở, chủ thể kinh doanh vẫn nắm bắt được cơ hội kinh doanh mà không phải vì những điều kiện về ngành nghề mà bị hạn chế quyền tự do kinh doanh

Bạn cần chắc chắn mình đáp ứng được các điều kiện trên trước khi tiến hành xây dựng doanh nghiệp. Hẳn bạn không hề muốn nhận lấy hậu quả là không thể đăng ký kinh doanh trong khi nhà đã đặt cọc tiền, nhân viên đã thuê, nội thất công ty đã chuẩn bị,…

CÁC GÓI TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY CỦA LUẬT THÀNH CÔNG

 

GÓI BASIC

GÓI HOÀN THIỆN

GÓI CHUYÊN SÂU

1.500.000đ

5.000.000đ

Liên hệ để được báo giá

Thời gian: 5 – 7 ngày làm việc

Thời gian: 5 – 7 ngày làm việc

Thời gian: 5 – 7 ngày làm việc

·        Tư vấn đầy đủ các vấn đề pháp lý về điều kiện thành lập công ty.

·        Soạn hồ sơ và trình ký hồ sơ thành lập công ty toàn quốc.

·        Khách hàng làm giấy ủy quyền để hãng Luật Thành Công giúp khách hàng nộp hồ sơ, đóng lệ phí, đăng bố cáo thành lập và xử lý hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

·        Khắc con dấu công ty và có giấy xác nhận khắc dấu Hợp pháp

·        Nhận giấy phép kinh doanh.

·        Lệ phí nhà nước

·        Bố cáo thông tin doanh nghiệp

·        Miễn phí mở tài khoản ngân hàng.

·        Tư vấn miễn lệ phí môn bài.

·        Khách hàng sẽ nhận hồ sơ và các giấy tờ liên quan sau khi hoàn tất thủ tục thành lập gồm: giấy phép, con dấu và các hồ sơ nội bộ công ty.

·        Tư vấn các thủ tục sau khi thành lập công ty.

 

Bao gồm tất cả các công việc của “GÓI BASIC” và cộng thêm các công việc sau:

Con dấu tên giám đốc.

Bảng hiệu mica 20×30.

Chữ ký số One CA thời hạn 2 năm.

Hóa đơn điện tử Vin 100 số.

Chuẩn bị mẫu giấy công nhận góp vốn, sổ thành viên, giấy công nhận cổ phần, sổ cổ đông.

Hướng dẫn chi tiết bằng văn bản về các thủ tục thuế cần thực hiện sau khi hoàn tất việc thành lập.

Đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ thủ tục phát hành hóa đơn và đăng ký sử dụng hóa đơn.

Hỗ trợ lập tài khoản khai thuế trên trang web của Tổng cục thuế.

Tặng gói Tư vấn pháp luật 06 tháng để doanh nghiệp đi vào hoạt động đúng quy định pháp luật.

Tặng gói soạn thảo 10 hợp đồng mẫu, biểu mẫu.

Miễn phí 02 tháng kê khai thuế khi sử dụng dịch vụ kế toán 01 năm.

Được tham gia Group tư vấn pháp lý dành riêng cho chủ doanh nghiệp, khi tham được tư vấn miễn phí như: thuế, doanh nghiệp, lao động, kinh doanh thương mại, đất đai..vv

 

Bao gồm tất cả các công việc của “GÓI HOÀN THIỆN” và cộng thêm các công việc sau:

Tư vấn chuyên sâu và loại bỏ rủi ro về: ngành nghề kinh doanh, tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở, loại hình công ty, đăng ký vốn điều lệ, xây dựng điều lệ công ty để bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ của công ty.

Tư vấn, đàm phán soạn thảo hợp đồng góp vốn thành lập công ty, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh,

Tư vấn xây dựng mô hình pháp lý công ty để xây dựng tập đoàn, group các công ty mẹ và công ty con,

Tư vấn mô hình tài chính đề huy động vốn, lên sàn chứng khoán, tư vấn về quản trị kế toán cân đối doanh thu và lợi nhuận,

Tư vấn về bảo hộ bí mật kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, tên thương mại, sáng chế, quyền tác giả, nhượng quyền thương hiệu công ty.

Tư vấn xây dựng hệ thống hợp đồng, biểu mẫu, thang bảng lương, quy chế lao động.

Tư vấn, giải quyết tất cả các vấn đề về pháp lý, thuế- kế toán cho Doanh nghiệp, cá nhân chủ Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710