zalo-icon
phone-icon

Những trường hợp không được hưởng chế độ thai sản năm 2024

Theo quy định của pháp luật hiện nay, người lao động cả nam và nữ đều được hưởng chế độ thai sản khi đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng nghĩa với việc rằng khi người lao động nữ sinh con thì bản thân người lao động và chồng của người đó đều sẽ được hưởng chế độ thai sản. Nhưng không phải tất cả những người lao động tham gia bảo hiểm lao động bắt buộc đều được hưởng chế độ này. Vậy có những trường hợp nào người lao động không được hưởng bảo hiểm thai sản hay không? Để tìm hiểu rõ hơn về Những trường hợp không được hưởng chế độ thai sản năm 2024 từ đó nắm bắt, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mời quý đọc giả cùng quý khách hàng cùng đọc và tham khảo qua bài viết của Luật Thành Công về vấn đề này.

Các trường hợp không được hưởng chế độ thai sản trong năm 2024

Các trường hợp không được hưởng chế độ thai sản
Các trường hợp không được hưởng chế độ thai sản

Pháp luật hiện nay cụ thể hoá các quy định về các chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm cả các vấn đề pháp lý về chế độ thai sản, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không được hưởng bảo hiểm thai sản khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Người lao động không đáp ứng đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành

Cụ thể tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng được một trong hai điều kiện dưới đây:

– Lao động nữ đã tham gia  bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con;

– Lao động nữ đã tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi có thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trong trường hợp, lao động nữ đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ này theo quy định. Như vậy, nếu lao động nữ không đáp ứng được điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì không được giải quyết hưởng chế độ.

Trường hợp 2: Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không được giải quyết hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 86, 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, giữa hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội có những điểm khác biệt về nội dung đóng cụ thể:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ tham gia chế độ hưu trí và tử tuất.

Cũng tại Luật này, cụ thể tại Điều 4, chế độ thai sản chỉ được áp dụng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, mới đây tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất giải quyết thì chế độ thai sản cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Theo đó, trường hợp lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng trợ cấp thai sản với mức là 03 triệu đồng/ 1 con sinh ra. Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là việc làm nằm ở bước xây dựng chứ chưa phải là quy định pháp luật chính thức. Vì vậy, cần thời gian để các cơ quan có thẩm quyền xem xét tính khả thi của nó.

Các trường hợp được hưởng chế độ thai sản không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

trường hợp được hưởng chế độ thai sản không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội
trường hợp được hưởng chế độ thai sản không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài hai trường hợp như trên, vẫn có một số trường hợp được pháp luật quy định, việc người lao động được hưởng chế độ thai sản mà không cần phải đáp ứng điều kiện về thời gian, cụ thể:

Lao động nữ đi khám thai:

Lao động nữ trong thời gian có thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày, trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh, bản thân có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày. Thời gian nghỉ được tính theo ngày làm việc không kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần…

Lao động nữ bị sẩy thai, nạo, hút thai, lưu thai, chết thai hoặc phá thai bệnh lý: Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai, lưu thai hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
  • Thời gian nghỉ tính cả ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai: Khi thực hiện biện pháp tránh thai, người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền (Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Thời gian nghỉ việc tối đa:

  • 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
  • 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
  • Thời gian nghỉ tính cả ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con: Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với mức:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ phải phẫu thuật để sinh con, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm 03 ngày/ 1 con;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải tiến hành phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý, thời gian nghỉ của lao động nam chỉ được tính trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710