Thủ tục cho người lao động thôi việc hợp pháp nhất là một thủ tục được người sử dụng lao động quan tâm nhất, bởi vì nếu cho người lao động thôi việc trái pháp luật, người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm và phải đền bù, bồi thường cho người lao động rất phức tạp. Vì vậy, hãy cùng Luật Thành Công tìm hiểu các quy định và thủ tục cho người lao động thôi việc hợp pháp nhất để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Các trường hợp cho người lao động thôi việc?
Thứ nhất, người lao động thôi việc khi hết hạn hợp đồng: Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó quy định quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động cũng như thời hạn của hợp đồng lao động hay thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hiệu lực của hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, khi hết thời hạn làm việc được quy định trong hợp đồng lao động thì người lao động sẽ được cho thôi việc.
Thứ hai, người lao động thôi việc trong trường hợp đã hoàn thành công việc được quy định trong hợp đồng lao động. Khi các bên giao kết hợp đồng lao động mà đối tượng của hợp đồng là một công việc nhất định thì khi công việc đó được hoàn thành và các bên không có thêm thỏa thuận nào khác thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có sự đồng ý của người lao động và người lao động sẽ được cho thôi việc.
Thứ ba, người lao động thôi việc trong trường hợp các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Đó là trường hợp mặc dù hợp đồng lao động vẫn có hiệu lực nhưng các bên chủ động thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động và sẽ chấm dứt quan hệ lao động giữa các bên.
Thứ tư, người lao động bị cho thôi việc trong trường hợp người đó bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc được ghi trong hợp đồng lao động mà theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ sáu, người lao động thôi việc trong trường hợp người lao động đã mất tích, đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có khả năng làm việc.
Có thể bạn quan tâm: Thời gian làm việc thực tế của người lao động
Vì vậy, khi người lao động thuộc một trong các trường hợp trên thì người sử dụng lao động có quyền cho người lao động thôi việc để đảm bảo quy trình hoạt động cũng như nhân sự của công ty.
Thứ tám, người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc do doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà người sử dụng đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng không thể giải quyết được và đã sử dụng phương án sử dụng lao động.
Người lao động còn bị cho thôi việc trong trường hợp người lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Người lao động bị sa thải khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019 như người lao động có hành vi tham ô, trộm cắp, đánh bạc, tiết lộ bí mật kinh doanh, tự ý bỏ việc. Ngoài ra, người lao động được cho thôi việc trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được việc đơn phương chấm dứt là có căn cứ. Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ thời gian báo trước cho người lao động.
Thủ tục cho người lao động thôi việc hợp pháp nhất?
Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động và cho người lao động thôi việc, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền mà người lao động có quyền được hưởng trong vòng 14 ngày, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động.
Khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày trong trường hợp hai bên kí kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày khi hai bên kí kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 03 ngày làm việc trong trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng.
Tìm hiểu thêm thông tin: Quy định về ngày công tính lương người lao động
Khi người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động, đồng thời phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Tìm hiểu ngay Trợ cấp thôi việc để đảm bảo quyền lợi cho bản thân
Khi cho người lao động thôi việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại các giấy tờ cùng bản chính các giấy tờ trong trường hợp người sử dụng lao động giữ của người lao động. Người sử dụng lao động còn có nghĩa vụ cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu.