zalo-icon
phone-icon

THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2025

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA). Nhận thức rõ điều này, các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư và thành lập công ty tại Việt Nam cũng ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn số lượng.

Tuy nhiên, các điều kiện đầu tư kinh doanh, hồ sơ, trình tự thủ tục đầu tư không chỉ được quy định ở Luật Đầu tư, mà nằm rải rác ở hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn chuyên ngành, thậm chí còn phải tham khảo các hiệp ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên. Chính vì lí do trên, nhà đầu tư nước ngoài và đối tác Việt Nam rất khó để có thể tìm hiểu hết được những quy định pháp luật có liên quan.

Để có thể giúp các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như những đối tác trong nước hiểu rõ hơn về thủ tục pháp lý liên quan tới việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau đây Hãng Luật Thành Công sẽ “BẬT MÍ” cho nhà đầu tư nước ngoài về trọn bộ “BÍ KÍP” thành lập công ty cũng như “10 CÂU HỎI MÀ NHÀ ĐẦU TƯ THƯỜNG GẶP”.

Bài viết này khá dài, chúng tôi đi sâu vào chi tiết từng vấn đề. Tuy nhiên, thành công không dành cho những ai “cưỡi ngựa xem hoa”. Hãy sẵn sàng tâm thế cùng tìm hiểu lí do vì sao các nhà đầu tư đã lựa chọn chúng tôi và thành công bước đầu trên con đường thành lập công ty nhé.

I. Điều kiện đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Khi nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư vào Việt Nam điều quan tâm đầu tiên đó là ngành nghề họ tự kiến kinh doanh có được phép đầu tư tại Việt Nam không? Bởi mặc dù hiện nay Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc Việt Nam là thành viên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế ngay trong những ngành nghề mà Việt Nam đã cam kết và đặc biệt với những ngành nghề mà Việt Nam không cam kết thì cần phải xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể.

Ngoài điều kiện về ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài còn cần đáp ứng một số điều kiện khác như:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Đến đây, các nhà đầu tư vẫn chưa hình dung được ngành nghề mà mình dự kiến kinh doanh thuộc nhóm nào đúng không?

“NHÓM NGÀNH CHƯA ĐƯỢC PHÉP ĐẦU TƯ” ?

“NHÓM NGÀNH HẠN CHẾ TIẾP CẬN ĐẦU TƯ” ?

“NHÓM NGÀNH KHÔNG YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ” ?

Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé:

II. Các ngành nghề không được phép đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Ngày 26/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Nghị định này bao gồm 132 điều thay thế Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 12/11/2015.

Theo Nghị định, Chính phủ Việt Nam quy định các nhà đầu tư nước ngoài chưa được đầu tư vào 25 lĩnh vực, chủ yếu như:

– Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.

– Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.

– Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.

– Dịch vụ điều tra và an ninh.

– Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.

– Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

– Dịch vụ bưu chính công ích.

– Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

– ….

Theo đó, khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nếu có xin phép các ngành nghề này sẽ bị từ chối cấp phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam.

Để biết được ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến kinh doanh có thuộc 25 lĩnh vực, ngành nghề cấm đầu tư trên hay không, nhà đầu tư vui lòng liên hệ Hãng Luật Thành Công để được tư vấn, kiểm tra chính xác nhất.

III. Các ngành nghề hạn chế tiếp cận đầu tư đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Ngoài 25 lĩnh vực ngành nghề không được phép đầu tư, Nghị định cũng quy định danh mục 59 ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như: Bảo hiểm; Ngân hàng; Kinh doanh chứng khoán; Dịch vụ bưu chính, viễn thông; Kinh doanh đặt cược, casino; Kinh doanh dịch vụ logistics; Vận tải biển ven bờ; Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm; Dịch vụ giáo dục…

Nghĩa là, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng thêm một số điều kiện, tùy theo từng dự án. Đó là các điều kiện liên quan đến sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản; sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước.

Nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.

Như vậy, rõ ràng so với quy định cũ trước đây, Luật Đầu tư 2020 đã liệt kê và xác định những ngành, nghề không được phép đầu tư và hạn chế đầu tư, theo xu hướng bãi bỏ bớt một số ngành nghề có điều kiện, tạo điều kiện thu hút đầu tư.

Ví dụ: Việc loại bỏ “Hoạt động xuất, nhập khẩu điện” ra khỏi Danh mục ngành nghề có điều kiện 2020 góp phần tăng cường công suất, đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Sovới giai đoạn hoạt động này bị hạn chế bởi pháp luật quốc gia. Quy định trên đã giúp tăng nhập khẩu điện khi đặt.trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện than trong nước ngày càng khó xây dựng do các vấn đề về môi trường, nguồn nhiên liệu và khả năng huy động vốn đầu tư.

IV. Các ngành nghề không yêu cầu điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Trong số 25 lĩnh vực được liệt kê vào danh sách mà nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư, 59 lĩnh vực ngành nghề hạn chế đầu tư theo Nghị định số 31/2021 trên, theo nguyên tắc chọn – bỏ, nếu chọn đầu tư vào các ngành, nghề ngoài nhóm ngành nghề này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Hay nói các cách, những ngành nghề còn lại nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư. Ví dụ như một số ngành nghề sau:

– Dịch vụ bán buôn (CPC 622; Không được thực hiện quyền phân phối đối với: thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã được ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược,  thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải);

– Dịch vụ bán lẻ (CPC 631+632);

– Nhượng quyền thương mại (CPC 8929);

– Dịch vụ máy vi tính và các dịch vụ liên quan đến máy vi tính (CPC 841 – 845, CPC 849).

– Dịch vụ tư vấn liên quan đến việc lắp đặt phần cứng máy vi tính (CPC 841);

– Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) (CPC 633);

– Nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh lĩnh vực này.

V. Một số ngành nghề kinh doanh phổ biến được kêu gọi đầu tư:

 Các chuyên gia kinh tế đánh giá, hiện nay Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao. Khi diễn ra đại dịch Covid-19, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trong xu thế đó, dù không tránh được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là “đất lành” thu hút vốn FDI chất lượng cao sau đại dịch.

Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư. Theo đó, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành nghề này thì sẽ nhận được ưu đãi về mức thuế suất, ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Cụ thể đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực như:

– Sản xuất phần mềm; Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm;

– Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;

– Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

– Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;…

– Ngoài ra, nếu nhà đầu tư thực hiện những ngành nghề đặc biệt ưu đãi và ưu đãi đầu tư tại địa bàn đồng thời đáp ứng các điều kiện khác như thực hiện dự án tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì sẽ được áp dụng nhiều ưu đãi đầu tư và được chọn mức ưu đãi có lợi nhất cho nhà đầu tư.

VI. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế (Công ty có vốn đầu tư nước ngoài)

Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư. Hay nói cách khác, mục đích của việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư là để các cá nhân, tổ chức nước ngoài được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam, thông qua “CHÌA KHOÁ” là Giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

1.1 Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

*Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư nộp Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

*Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư cần chuẩn bị những tài liệu sau đây:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; ​Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay cho đề xuất dự án đầu tư (Theo mẫu).

– Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư 2014) gồm các nội dung: Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

1.2 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư

Tuỳ thuộc vào quy mô của từng loại dự án đầu tư mà thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ do các cơ quan sau:

– Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Quốc hội: dự án đầu tư ảnh hưởng đến môi trường; Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên; Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác; Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

– Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng chính phủ: các dự án quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư 2020.

– Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: các dự án quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư 2020.

Dự án sau khi được chấp thuận đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bởi các cơ quan sau:

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

  1. a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  2. b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
  3. c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

1.3 Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư

– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Quốc hội: 15 ngày thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước; 90 ngày HĐTĐNN thẩm định hồ sơ; trình Quốc hội chấp thuận 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ học Quốc hội.

– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng chính phủ: 3 ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định; 15 ngày lấy ý kiến thẩm định của các Bộ ngành; 40 ngày Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo trình thủ tướng chính phủ chấp thuận. Tổng thời gian là 58 ngày làm việc.

– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh thẩm định hồ sơ trong vòng 45 ngày và lập báo cáo thẩm định; 7 ngày trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Tổng thời gian là 52 ngày làm việc.

Các dự án sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư: Sở KHĐT cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.

Đối với các dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: Sở KHĐT cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của nhà đầu tư.

=> Sau khi hoàn tất thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư, vậy NĐT cần phải làm gì tiếp theo để triển khai thực hiện dự án đầu tư kinh doanh trên thực tế ? Hãy cùng tìm hiểu về Bước thứ 2 cũng quan trọng không kém dưới dây:

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nếu như “Giấy chứng nhận đầu tư” được xem là chìa khoá thì “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” chính là cánh cửa để NĐT bước vào thị trường và tiến hành hoạt động kinh doanh.

Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không lưu lại trọn bộ “bí kíp” thành lập công ty dưới đây nào.

2.1 Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên/ Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần.

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

(5) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

(6) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với trường hợp là NĐT cá nhân; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với trường hợp NĐT là tổ chức;

(7) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2.2 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

2.3 Thời gian cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp

Thông tin bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi nhà đầu tư hoàn tất thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp

– Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tiến hành thủ tục khắc dấu và quản lý con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

 – Công ty có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên công ty; Mã số công ty, nơi đặt trụ sở công ty.

VII. Thành lập công ty vốn nước ngoài thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Nếu như Nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy việc xin Giấy chứng nhận đầu tư quá phức tạp, quá nhiều hồ sơ cần chuẩn bị. Sau đây Hãng Luật Thành Công chia sẻ với các bạn một cách thứ 2 “CỰC KÌ ĐƠN GIẢN” lại “TIẾT KIỆM THỜI GIAN” hơn rất nhiều.

Đây là cách làm được đa số các Nhà đầu tư lựa chọn để sở hữu công ty tại Việt Nam. Đó là thông qua hình thức góp vốn/ mua cổ phần của công ty đã được thành lập tại Việt Nam, trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.

Đối với trường hợp nhà đầu tư không thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam mà thực hiện đầu tư kinh doanh thông qua hình thức góp vốn/ mua cổ phần của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam. Trong 3 trường hợp dưới đây, nhà đầu tư trước khi mua lại phần vốn góp/ mua lại cổ phần phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền:

– Trường hợp 1: Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

– Trường hợp 2: Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Ví dụ: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

– Trường hợp 3: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Như vậy, khi dự định đầu tư theo hình thức này Nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần

1.1 Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn  góp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

  1. a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  2. b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (nhà đầu tư) và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  3. c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  4. d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (trong trường hợp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh).

1.2 Thẩm quyền chấp thuận việc đăng ký đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nộp hồ sơ đăng ký góp vốn/mua cổ phần tại phòng kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở.

1.3 Thời gian thực hiện thủ tục thông báo việc đăng ký đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Văn bản thông báo về việc chấp thuận được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Bước 2: Thay đổi thành viên, cổ đông công ty

Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cụ thể như sau:

2.1 Hồ sơ thay đổi thành viên, cổ đông công ty

(1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

(2) Danh sách thành viên mới/ danh sách cổ đông mới;

(3) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

(4) Bản sao giấy tờ phi lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức;

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(5) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( kết quả hồ sơ ở bước 1)

2.2 Thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nộp hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên/ thay đổi cổ đông tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở.

2.3 Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Thay đổi đại diện theo pháp luật của công ty (nếu có)

Trường hợp tổ chức kinh tế thay đổi thành viên/ thay đổi cổ đông do tiếp nhận nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty thì thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật như sau:

3.1 Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật

(1) Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;

(3) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên/biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật.

3.2 Thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở.

3.3 Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Kê khai nộp thuế TNCN đối với việc mua bán cổ phần, phần vốn góp

Khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH, chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần của NĐT nước ngoài, dù phát sinh hay không phát sinh thu nhập tính thuế, cá nhân chuyển nhượng phải nộp tờ khai đến cơ quan thuế để kê khai thuế TNCN.

  • Thời hạn:
  • Đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn/ chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên/danh sách cổ đông.
  • Thủ tục, cơ quan tiếp nhận hồ sơ: cá nhân chuyển nhượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
  • Tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn/cổ phần (theo mẫu quy định);
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp/cổ phần;
  • Chứng từ thanh toán;
  • Giấy chứng minh nhân dân của người bán (bản sao y);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao y).

Như vậy, có “3 THỦ TỤC QUAN TRỌNG” nhà đầu tư cần lưu ý sau khi được chấp thuận việc đăng ký góp vốn/ mua cổ phần.

  • Thứ nhất, thay đổi thành viên/cổ đông của công ty
  • Thứ hai, thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Thứ ba, kê khai thuế thu nhập cá nhân 

    VIII.Những thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp

Đến đây, bạn có nghĩ rằng đã nắm bắt đủ thông tin để có thể tự thành lập và quản lý công ty chưa?

Nếu chưa, Hãng Luật Thành Công lưu ý bạn “6 VẤN ĐỀ” cần phải biết sau khi thành lập như sau:

– Theo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính: sau khi thành lập công ty phải tiến hành treo Bảng hiệu tại trụ sở chính của Công ty. Nội dung bảng hiệu Công ty ít nhất phải bao gồm các thông tin: Tên công ty, mã số công ty, địa chỉ trụ sở công ty.

– Mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng: Liên hệ với một trong các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam để mở tài khoản Ngân hàng cho công ty.

– Mua thiết bị chữ ký số (Token) để khai thuế điện tử: Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với công ty và được thừa nhận về mặt pháp lý. Doanh nghiệp bắt buộc phải mua thiết bị chữ ký số và đăng ký với cơ quan thuế quản lý để thực hiện các nghiệp vụ về kế toán – thuế cho công ty.

– Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế.

– Mua hoá đơn và thông báo phát hành hoán đơn GTGT (VAT) cho công: Hiện nay, các cd Doanh nghiệp được khuyến khích ưu tiên sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, sau khi đặt mua hóa đơn GTGT (VAT), Công ty phải làm thủ tục nộp thông báo phát hành hóa đơn GTGT với cơ quan thuế trước khi sử dụng.

– Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện)

IX. Dịch vụ thành lập công ty (doanh nghiệp) có vốn đầu tư nước ngoài tại Luật Thành Công

Sau khi nắm được trọn bộ “BÍ KÍP THÀNH LẬP CÔNG TY” do Hãng Luật Thành Công chia sẻ. Chắc hẳn bạn đã phần nào tự tin hơn trên con đường kinh doanh của mình đúng không nào.

Đến đây, kính mời Quý khách hàng, Quý bạn đọc tìm hiểu nhanh về dịch vụ Thành lập công ty có vốn nước ngoài, Thành lập công ty tại Việt Nam của bên mình nhé.

6.1. Nội dung công việc Hãng Luật Thành Công đảm nhận:

– Tư vấn những quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện, thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

– Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng và nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thành lập công ty;

– Đánh giá, kiểm tra tính pháp lý và các giấy tờ của khách hàng cung cấp;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký, hướng dẫn khách hàng tham khảo và ký kết;

– Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ và tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ;

– Theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ; nhận kết quả hồ sơ và bàn giao tận nơi cho khách hàng;

– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng, giải đáp các thắc mắc, vấn đề phát sinh (nếu có) sau khi hoàn tất thủ tục.

6.2. Giá dịch vụ: Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline để được thông tin nhanh và chính xác nhất.

6.3. Kết quả khách hàng nhận được:

– Khách hàng thực hiện thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Khách hàng thực hiện thủ tục đầu tư thông qua hình thức góp vốn/mua cổ phần của công ty vốn Việt Nam: văn bản chấp thuận về việc nhầm đầu tư được phép góp vốn/mua cổ phần, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Khách hàng thành lập công ty 100% vốn Việt Nam: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu và các giấy tờ liên quan.

6.4. Lý do nên chọn thành lập công ty tại Hãng Luật Thành Công

– Hỗ trợ tư vấn miễn phí, tận tình 24/7.

– Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ thành lập công ty mà còn có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí trọn đời cho Quý khách khi có yêu cầu.

– Đội ngũ nhân sự gồm các Luật sư, chuyên gia chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệp, thường xuyên cập nhật, thông báo kịp thời cho Quý khách hàng sự thay đổi của quy định pháp luật.

– Tránh tình trạng doanh nghiệp bị phạt khi không nắm rõ các quy định pháp luật.

– Trực tiếp giải trình các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện dịch vụ cho Doanh nghiệp.

– Bạn chỉ cần cung cấp thông tin dự kiến về công ty cho chúng tôi. Chuyên viên sẽ soạn thảo và hoàn thành hồ sơ đăng ký Thành Lập Công Ty cho bạn.

– Liên hệ hướng dẫn ký và nhận hồ sơ tận nơi, Quý khách hàng không phải đi lại.

– Hạn chế chi phí phát sinh, phí dịch vụ trọn gói cạnh tranh.

– Chúng tôi cam kết 100% trả kết quả đúng thời hạn, đặc biệt cam kết hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng với chất lượng dịch vụ.

– Hãng Luật Thành Công là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Chúng tôi đã tư vấn và thành lập công ty cho các nhà đầu tư đến từ hơn 30 quốc gia.

– Hơn 1000 doanh nghiệp trong nước được thành lập và hỗ trợ pháp lý bởi Hãng Luật Thành Công. Uy tín của Hãng Luật Thành Công đã được nhiều chủ doanh nghiệp chứng nhận.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710