Việc tích trữ, mua bán vàng miếng làm tài sản hay bán buôn đang dần trở nên phổ và là lựa chọn an toàn của nhiều người trong thời buổi nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Ngân hàng nhà nước vừa ban hành Thông tư 12/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 06/2013/TT-NHNN sẽ có hiệu lực vào ngày 27/11/2023 hướng dẫn hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước. Trong bài viết này, Luật Thành Công sẽ thông tin đến mọi người những quy định mới về mua bán vàng miếng tại Việt Nam.
Lưu ý về mua vàng miếng tại những địa điểm nào?
Vàng miếng là loại vàng có đóng chữ, được dập thành miếng, số chỉ khối lượng, chất lượng, có ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng thì hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Quy định mới nhất về hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước từ 27/11/2023
Những quy định được bổ sung và sửa đổi trong Thông tư 12/2023/TT-NHNN gồm:
- Về thông báo kết quả giao dịch, mua bán vàng miếng: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước: thông báo bằng hình thức văn bản cho Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch và Cục Phát hành và Kho quỹ: Kết quả giao dịch mua, bán vàng miếng với từng doanh nghiệp và tổ chức tín dụng sau khi ký xác nhận giao dịch.
- Về thông báo thanh toán tiền sau khi giao nhận vàng miếng: Khi kết thúc việc giao, nhận: Cục Phát hành và Kho quỹ sẽ thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch về thực hiện thanh toán tiền cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
- Về thời hạn giao nhận vàng miếng và thời hạn thanh toán tiền: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước sẽ lập danh sách các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã thanh toán đầy đủ tiền mua vàng miếng trong ngày; thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ Vụ Tài chính – Kế toán để làm thủ tục giao vàng miếng cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vào cuối ngày ký xác nhận giao dịch, cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày ký xác nhận giao dịch.
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm:
- Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo quy định; Đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua, bán vàng miếng..
- Cập nhật, thông báo cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Quản lý ngoại hối về danh sách tổ chức tín dụng, doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước; Thông báo bằng văn bản về việc không hoàn trả tiền đặt cọc cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.
- Phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối và Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng phương án mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước;
- Phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối: đối với trường hợp mua bán trực tiếp và đấu thầu theo khối lượng sẽ xác định giá mua, giá bán vàng miếng, đối với trường hợp đấu thầu theo giá sẽ giá sàn, giá
Từ ngày 27/11/2023 việc sửa đổi, bổ sung các quy định về giao dịch, mua bán vàng miếng sẽ giúp siết chặt hoạt động này để hạn chế các hành vi tiêu cực, bất cập đang xảy ra khi giá vàng thế giới và trong nước đang có những biến động lớn. Việc bổ sung trách nhiệm của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước giúp vuệc quản lý trở nên dễ dàng,
Chi tiết hơn với mục tiêu chấn chỉnh các hành vi vi phạm thẩm quyền và khắc phục những biến động đang còn tồn đọng trong thời gian vừa qua, đánh giá được tình hình thực tế và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất.
Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Quản lý hoạt động kinh doanh vàng được quy định bao gồm cả việc mua bán vàng miếng và áp dụng cho những cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh vàng trong lãnh thổ Việt Nam. Các nguyên tắc quản lý bao gồm:
- Bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp cho tổ chức và cá nhân được công nhận.
- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng thay mặt Chính phủ.
- Độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu thuộc về Nhà nước.
- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng với mục tiêu phát triển thị trường vàng ổn định và bền vững, đảm bảo hoạt động sản xuất và gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu theo quy định pháp luật.
- Tuân thủ Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Các doanh nghiệp phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ vì đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
- Hoạt động mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện, không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Hoạt động phái sinh về vàng của ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân theo Luật các tổ chức tín dụng.
- Trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, mua bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, cũng như các hoạt động quy định tại Điều 4, Nghị định 24/2012/NĐ-CP, các hoạt động kinh doanh vàng khác chỉ được thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.