zalo-icon
phone-icon

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước (Điều 18). Vì vậy, trong chính sách đất đai và nhà ở, pháp luật nước ta có những quy định cụ thể về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định chung về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm có:

  • Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước;
  • Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở 2014.

Bạn là người Việt định cư ở nước ngoài nhưng muốn sở hữu đất ở khu cộng nghiệp, cùng tìm hiểu ngay Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp

Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân nước ngoài

Đối tượng có yếu tố nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đối tượng có yếu tố nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, cụ thể như sau:

  • Những tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà và pháp luật có liên quan;
  • Những tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài);
  • Những cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Quy định về việc sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân nước ngoài

Điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 160 của Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm có:

  • Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và phải có nhà ở được xây dựng trong dự án.
  • Đối với tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có liên quan thể hiện việc được phép hoạt động tại Việt Nam và được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
  • Đối với những cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, hay bị miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật.
  • Chính phủ quy định những giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (được nêu cụ thể tại Điều 74 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP)
  • Đối với cá nhân nước ngoài: có hộ chiếu còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
  • Đối với tổ chức nước ngoài: có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cho hoạt động tại Việt Nam còn giá trị hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở.

Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về những người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Tổ chức trong nước: đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và những tổ chức khác theo quy định pháp luật về dân sự;
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước Việt Nam;
  • Cộng đồng dân cư: cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng một thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ với nhau;
  • Cơ sở tôn giáo: nhà thờ, chùa, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo của tôn giáo, trụ sở và các cơ sở khác của tổ chức tôn giáo;
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Công dân Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài; người gốc Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang định cư ở nước ngoài) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Dựa vào điều khoản trên có thể thấy người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, vậy nên người nước ngoài cũng không thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như không thể đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Việt Nam, hay có thể hiểu theo cách dân dã hơn là họ không thể sở hữu riêng cho mình một chiếc Sổ Đỏ.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến đến quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài mà Luật Thành Công gửi đến Quý độc giả nhằm giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này để không bỏ lỡ quyền và lợi ích của mình.

Để xem thêm những bài viết về pháp luật hay thủ tục pháp lý,… Quý độc giả vui lòng truy cập trang web: luatthanhcong.com hoặc liên hệ đến số hotline: 1900.633710 để được tư vấn chi tiết nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710