zalo-icon
phone-icon

Người lao động nghỉ quá số ngày cho phép thì xử lý như thế nào?

Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghỉ hằng năm, theo đó người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, cụ thể:

  • Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường là 12 ngày làm việc;
  • Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 14 ngày làm việc;
  • Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm là 16 ngày làm việc.

Nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Người lao động cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tăng thêm 01 ngày.

Nếu người lao động bởi thôi việc hoặc bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương tương ứng với những ngày chưa nghỉ.

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa không quá 03 năm một lần.

Trường hợp nghỉ hằng năm, người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm, chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Người lao động nghỉ quá số ngày cho phép, sẽ bị xử lý:

  • Nếu trong số ngày được nghỉ người lao động nghỉ vượt quá số ngày nghỉ cho phép rồi vẫn quay trở lại làm việc thì hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc xử lý người lao động nghỉ quá số ngày nghỉ phép hằng năm. Vì vậy, trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo hợp đồng lao động, nội quy lao động hoặc thỏa thuận của hai bên.
  • Nếu trong số ngày được nghỉ người lao động nghỉ vượt quá số ngày nghỉ cho phép và người này có cơ sở không quay trở lại làm việc nữa thì có thể nói trường hợp này người lao động tự ý bỏ việc và khi đó người lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Hậu quả pháp lí của chuyện này không hề đơn giản, nếu người lao động không hiểu rõ hoặc không tự nhận thức được trách nhiệm của chính mình trong quan hệ lao động đã ký kết trong hợp đồng lao động thì sẽ tự gây thiệt hại và bất lợi cho bản thân. Hơn thế, người lao động sẽ không được hỗ trợ khoản chi phí trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội do hành vi nghỉ làm trái pháp luật. Bởi những lý do trên, người lao động nên hiểu rõ quy định của pháp luật và điều lệ, nội quy, quy định của công ty, người giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động để có thể tránh những bất lợi cho bản thân và tự bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân. Người sử dụng lao động cũng cần nắm rõ những quy định này để có giải pháp xử lý phù hợp nhất cho quyền lợi của đôi bên.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710