Dịch vụ xin giấy phép thành lập trường mầm non
Các hình thức thành lập trường mầm non
Có hai hình thức trường mầm non được thành lập là:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mầm non.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập trường mầm non.
Xem thêm: Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào?
Điều kiện để trường mầm non hoạt động giáo dục
Trường mầm non hoạt động giáo dục phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
Trường mầm non được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
Trường mầm non có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường mầm non có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
Cơ cấu khối công trình gồm:
+ Khối phòng nhóm trẻ: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
+ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
+ Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
+ Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
+ Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung.
– Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
4. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Tham khảo thêm: Cách Xử Lý Một Số Tình Huống Về Sổ Bảo Hiểm Xã Hội
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục
* Hồ sơ đề nghị cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục: Bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (sau đây gọi chung là bản sao có chứng thực) quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mầm non;
- Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập trường mầm non Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: Các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
- Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng giáo viên;
- Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;
- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mầm non với thời hạn tối thiểu 05 năm;
- Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do trường mầm non đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mầm non sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mầm non trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
- Quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của trường mầm non.
* Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục:
- Trường mầm non gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mầm non đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục.
- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục.
Tìm hiểu thêm: Đóng BHYT lần đầu cho người lao động như thế nào?
* Lưu ý: Quý khách hàng không cần đi lại, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và hoàn thiện hồ sơ của Quý khách hàng với thời gian nhanh nhất.