zalo-icon
phone-icon

Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THỰC PHẨM

Giấy phép nhập khẩu thực phẩm là loại giấy tờ bắt buộc nếu muốn xin nhập khẩu thực phẩm và lưu hành tại Việt Nam. Vậy điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Xem ngay bài viết sau sẽ được Luật Hùng Sơn chúng tôi tư vấn và giải đáp cụ thể.

ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Cơ sở kinh doanh trước khi nhập khẩu bất kỳ loại thực phẩm nào vào thị trường Việt Nam cần phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

  • Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
  • Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành;
  • Được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Có thể bạn quan tâm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Thực hiện thủ tục hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu.

Bạn muốn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm nhưng không biết làm như thế nào? Mời bạn tham khảo Dịch Vụ Xin Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM THỰC PHẨM

Hồ sơ công bố hợp quy

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN);

Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

  • Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
  • Tên sản phẩm, hàng hóa;
  • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
  • Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
  • Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN);
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Trình tự, thủ tục thông báo hợp quy

  • Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy;
  • Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy).

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KIỂM TRA SẢN PHẨM NHẬP KHẨU

Hồ sơ đăng ký kiểm tra sản phẩm theo phương thức kiểm tra thông thường

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
  • Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

Trình tự, thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

  • Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
  • Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu;
  • Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Liên hệ ngay Tư vấn pháp lý thông qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.633.712 để được giái đáp các thắc mắc

* Lưu ý: Quý khách hàng không cần đi lại, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và hoàn thiện hồ sơ của Quý khách hàng với thời gian nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710