CẤP DƯỠNG SAU LY HÔN
1. Các trường hợp cấp dưỡng: (Điều 82 và Điều 110 Luật hôn nhân gia đình 2014)
– Pháp luật quy định cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Trường hợp cha mẹ phải cấp dưỡng:
+ Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên;
+ Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
2. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: (Điều 119 Luật hôn nhân gia đình 2014)
– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức nêu trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
3. Mức cấp dưỡng: (Điều 116 Luật hôn nhân gia đình 2014)
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
4. Phương thức cấp dưỡng: (Điều 117 Luật hôn nhân gia đình 2014)
– Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần;
– Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng: (Điều 118 Luật hôn nhân gia đình 2014)
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.
Trình tự thủ tục yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn:
– Bước 1: Nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện về việc yêu cầu cấp dưỡng tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng:
– Đơn khởi kiện;
– Quyết định, bản án ly hôn;
– Chứng cứ chứng minh thu nhập thực tế của người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– CMND người nộp đơn (Bản sao chứng thực);
– Sổ hộ khẩu người nộp đơn (Bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (Bản sao chứng thực).
– Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn (trong vòng 08 ngày);
– Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án (trong vòng 07 ngày);
– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
6.Thời gian Tòa án giải quyết yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn: (Điểm a, Khoản 1,Điểm 203 BLTTDS 2015).
– Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
– Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Dịch vụ tư vấn pháp lý Hãng Luật Thành Công: 0931.060.668
Xem thêm:
Các trường hợp được xem là ly hôn có yếu tố nước ngoài
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn thuộc về ai?