1. BẢO LÃNH TẠM ỨNG LÀ GÌ?
Bảo lãnh là việc một bên (gọi tắt là bên thứ ba) đứng ra cam kết bảo đảm với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) trong trường hợp nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đúng cam kết. (Căn cứ theo Điều 292 Bộ luật dân sự 2015).
Bảo lãnh tạm ứng được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, được hiểu là hình thức ràng buộc mang tính pháp lý để nhà thầu không vi phạm, thực hiện đúng các thỏa thuận đã ký trước đó trên khoản tiềm tạm ứng và thời gian tạm ứng theo thời gian của Hợp đồng. Việc bảo lãnh tạm ứng được thực hiện khi Hợp đồng chính có hiệu lực.
Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận số nhà mới nhất chuẩn nhất năm 2022 – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
2. THỜI GIAN CÓ HIỆU LỰC CỦA BẢO LÃNH TẠM ỨNG:
Sau khi kí Hợp đồng hai bên và Hợp đồng xây dựng có hiệu lực thì bảo lãnh tạm ứng hợp đồng có hiệu lực và được kéo dài cho tới khi việc thu hồi số tiền ứng được thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ giảm dần theo thời gian tương ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán.
3. TRƯỜNG HỢP NÀO PHẢI BẢO LÃNH TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG:
Căn cứ theo Điểm a Khoản 4 Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 37/2015 về Hợp đồng xây dựng:
Đối với các Hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng trên một tỷ thì cần có yêu cầu bảo lãnh tạm ứng Hợp đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng phải nộp cho bên giao thầy bảo lãnh tạm ứng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng Hợp đồng. Đối với trường hợp bằng hoặc ít hơn một tỷ thì không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng Hợp đồng.
Tìm hiểu thêm: Mẫu thanh lý hợp đồng trước thời hạn mới nhất 2022 – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công
4. MỨC TIỀN BẢO LÃNH TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG:
Mức tiền bảo lãnh tạm ứng Hợp đồng sẽ được hai bên thỏa thuận, thống nhất được ghi cụ thể trong Hợp đồng. Về số lần tạm ứng, số tiền tạm ứng mỗi đợt phải được ghi cụ thể, chi tiết trong Hợp đồng mời thầu, dự thảo hợp đồng xây dựng.
Căn cứ Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP về Hợp đồng xây dựng tại Khoản 5, Điều 18 quy định số tiền tạm ứng không vượt quá 50% giá trị của Hợp đồng xây dựng ngoài ra mức tạm ứng tối thiểu được quy định cụ thể như sau:
Hợp đồng tư vấn |
15% giá trị đối với Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng. |
20% giá trị đối với Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng. |
|
Hợp đồng thi công xây dựng công trình |
10% giá trị đối với Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng. |
15% giá trị đối với Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng |
|
20% giá trị đối với Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng |
|
Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, Hợp đồng EC,EP,PC và EPEC, Hợp đồng chài khóa trao tay và các Hợp đồng xây dựng khác |
10% giá trị Hợp đồng |
Số tiền tạm ứng sẽ được thu hồi dần thông qua những lần thanh toán, số tiền thu hồi được hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo khi thu hồi hết phần tạm ứng bên có nghĩa vụ thanh toán phải thanh toán ít nhất 80% giá trị Hợp đồng mà hai bên đã thống nhất.
Đối với việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì việc tạm ứng không vượt quá phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt trước đó.
Đối với chi phí quản lý dự án thì căn cứ dựa theo dự toán chi phí quản lý dự án trong năm kế hoạch đã được phê duyệt, theo đó Kho bạc nhà nước có nghĩa vụ thực hiện tạm ứng ccho chủ đầu tư. Mức tạm ứng không vượt quá dự toán đã được phê duyệt trước đó
Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
5. QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH TẠM ỨNG:
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 37/2015 về Hợp đồng xây dựng quy định:
Hợp đồng bảo lãnh tạm ứng chỉ có hiệu lực và được thực hiện khi Hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực, trường hợp đối với Hợp đồng thi công công trình xây dựng thì kế hoạch giải phóng mặt bằng phải được hai bên thỏa thuận, thống nhất và ghi cụ thể trong Hợp đồng.
Mức tiền bảo lãnh tạm ứng Hợp đồng sẽ được hai bên thỏa thuận, thống nhất được ghi cụ thể trong Hợp đồng. Về số lần tạm ứng, số tiền tạm ứng mỗi đợt phải được ghi cụ thể, chi tiết trong Hợp đồng mời thầu, dự thảo hợp đồng xây dựng.
Số tiền bảo lãnh tạm ứng không quá 50% giá trị của Hợp đồng, trong trường hợp vượt quá phải được thông qua bởi người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc có sự đồng ý của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn, tổng công ty trong trường hợp Thủ tướng chính phỉ là người có thẩm quyền quyết định.
Việc tạm ứng thực hiện hiện Hợp đồng, nhà thầu phải phải nộp Bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp giá trị tạm ứng lớn hơn một tỷ đồng, đối với trường hợp dưới một tỷ đồngthì không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng.
Trường hợp bên nhận thầu là liên danh thì các thành viên trong liên danh có nghĩa vụ nộp cho bên giao thầu tiền bảo lãnh với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng đối với từng thành viên ngoại trừ có thỏa thuận khác trong liên danh.
6. THỦ TỤC BẢO LÃNH TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG
Căn cứ Khoản 1, Điều 13, Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về thủ tục bao gồm một số tài liệu sau:
- Giấy đề nghị bảo lãnh ( Văn bản đề nghị bảo lãnh)
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp đến thời điểm nộp giấy đề nghị bảo lãnh ( Tài liệu về khách hàng)
- Hợp đồng xây dựng (Tài liệu nghĩa vụ được bảo lãnh)
- Các quyết định như Quyết định phê duyệt dự án, quyết định trúng thầu,… và các văn bản khác theo yêu cầu của phía Ngân hàng. (Tài liệu nghĩa vụ được bảo lãnh).
- Tài liệu về biện pháp đảm bảo (nếu có)
- Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có)
Ngoài ra, phía yêu cầu bảo lãnh phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nơi yêu cầu bảo lãnh tạm Hợp đồng.
Về chi phí bảo lãnh được quy định tại Điều 337, BLDS 2015 và Điều 18, Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về mức phí do các bên thỏa thuận.