zalo-icon
phone-icon

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai và tranh chấp đất đai là hai khái niệm khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Mặc dù cần phân biệt giữa hai khái niệm này để xác định được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cũng rất quan trọng.

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai:

“ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

Cụ thể, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai. Hiện nay, tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp mang tính phổ biến và gây rắc rối bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên, cần phải xác định được đâu là tranh chấp đất đai tranh chấp liên quan đến đất đai. Tranh chấp liên quan đến đất đai là các tranh chấp như tranh chấp về giao dịch quyền sử dụng đất, nhà ở, tranh chấp về di sản thừa kế quyền sử dụng đất hay tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn. Đây là hai loại tranh chấp khác biệt với nhau, thủ tục và cơ quan có thẩm quyền giải quyết của hai loại tranh chấp này là khác nhau.

Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là gì?

Các loại tranh chấp đất đai hiện nay

Có 3 loại tranh chấp đất đai hiện nay, đó là:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Là tranh chấp giữa các bên về việc chủ thể nào có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất đang tranh chấp. Các tranh chấp cụ thể loại tranh chấp này là tranh chấp về ranh giới giữa các vùng đất, có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi (tranh chấp này xảy ra thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc không xác định được ranh giới); tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất ( cho người khác mượn sử dụng đất nhưng không trả lại, đòi lại quyền sử dụng đất có nguồn gốc thuộc về một người trước đây nhưng do nhiều lý do mà không còn quản lý, sử dụng được, tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới); tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp địa giới hành chính giữa các vùng.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Là tranh chấp khi các chủ thể tham gia, tiến hành giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất, sau đó xảy ra các tranh chấp như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất. Tranh chấp này diễn ra chủ yếu do chủ thể sử dụng đất sai mục đích với quy hoạch sử dụng đất mà Nhà nước đã đề ra trước khi giao đất, cho thuê đất, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.

Tranh chấp liên quan đến đất

Tranh chấp liên quan đến đất bao gồm hai loại:

  • Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất: Là dạng tranh chấp mà chủ thể có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc mà di chúc đó không phù hợp với quy định của pháp luật và những người thừa kế của chủ thể đã chêt đó không thỏa thuận được về việc phân chia thừa kế hoặc không nắm được các quy định về phân chia tài sản theo Bộ luật Dân sự dẫn đến tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp tài sản chung: Là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn: Là tranh chấp giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc tranh chấp khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại.
  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho

Có thể bạn quan tâm: Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Nguyên nhân khách quan 

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Giá trị đất không ngừng tăng cao và chiếm một vị trí quan trọng không chỉ đối với cá nhân người sử dụng mà còn đối với nhà nước.

Những chính sách, pháp luật về lĩnh vực đất đai đã có từ xưa và đến nay đã dần hoàn thiện theo thời gian nhưng vẫn không tránh được một số trường hợp mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh dẫn đến mâu thuẫn từ đó phát sinh những tranh chấp về đất đai.

Đặc biệt, tranh chấp đất đai còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố lịch sử khi đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi nền kinh tế thay đổi sẽ kéo theo những mối quan hệ liên quan khác thay đổi nếu không kịp điều chỉnh, giải quyết thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì thế, quan hệ pháp luật đất đai vốn phong phú, đa dạng thì nay ngày càng trở nên phức tạp.

Nguyên nhân chủ quan 

Về chính sách pháp luật

Luật Đất đai của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, luật này quy định về việc quản lý và sử dụng đất đai. Khi đất nước có sự thay đổi thì pháp luật cũng thay đổi và điều chỉnh theo. Tuy nhiên, Thực tiễn của đất nước khi áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế như: Các văn bản quy phạm pháp luật có sự mâu thuẫn không tương thích; áp dụng pháp luật vào thực tiễn không hoàn toàn giải quyết được mâu thuẫn…

Về công tác quản lý

Việc quản lý, kiểm soát trong lĩnh vực đất đai còn nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ. Hệ thống quản lý chưa thắt chặt hay thống nhất quan điểm về quản lý đất. Do đó xuất hiện tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi có tranh chấp.

Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp đất đai lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của chế độ cũ để lại. Hơn nữa, việc giao đất lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất đai không đồng bộ và bị thất lạc. Đồng thời, quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp, nên nhiều trường hợp sử dụng đất không hợp lý khó bị phát hiện. Khi phát hiện thì lại không được xử lý kịp thời.

Về cán bộ công chức quản lý đất đai

Xử lý vấn đề theo cảm tính dẫn đến tình trạng xung đột quan điểm, năng lực của cán bộ, công chức chưa phù hợp với vị trí đảm nhận.

Về công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

Người dân chưa có đủ nhận thức về quản lý và sử dụng đất đai dẫn đến tình trạng thực hiện giao dịch về đất không phù hợp với quy định của pháp luật.

Đất đai trở thành tài sản có giá trị nên tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng bất chấp tranh chấp để kiếm lợi ích.

Cách xác định đất không có tranh chấp như thế nào?

Để xác định đất không có tranh chấp thì có thể làm đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất gửi đến UBND cấp xã nơi có đất. Kèm theo đơn là bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu đã được cấp), bản sao giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, hộ khẩu).

Sau khi kiểm tra nếu xét thấy đất không có tranh chấp thì UBND cấp xã sẽ xác nhận trực tiếp vào đơn hoặc cấp văn bản xác nhận cho chủ thể. Sau khi có xác nhận là đất không có tranh chấp thì chủ thể có thể thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho.

Thủ tục xin xác nhận đất không có tranh chấp

Chủ thể muốn xin xác nhận đất không có tranh chấp thì có thể nộp phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu đến Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai (đối với Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai) theo Mẫu số 01/PYC được kèm theo tại Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai. Chủ thể gửi yêu cầu qua các cách thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Gửi qua hệ thống bưu chính hoặc thư điện tử
  • Nộp qua cổng thông tin đất đai.

Liên hệ ngay đến số điện thoại Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai để được tư vấn miễn phí

Đối với yêu cầu trước 15h thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện ngay trong ngày, còn trường hợp Cơ quan cung cấp dữ liệu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710