zalo-icon
phone-icon

09 CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY HAY, ĐÚNG LUẬT

Trước khi thành lập doanh nghiệp (công ty) thì việc đặt tên cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Đặt tên doanh nghiệp không chỉ định hình thương hiệu doanh nghiệp, mà còn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm, dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Cho nên trước khi đăng ký kinh doanh cần cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với phong thủy để thuận lợi cho việc làm ăn sau này. Tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi. Hãng Luật Thành Công (TC Lawyer) với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng kí thành lập doanh nghiệp sẽ trình bày những cách đặt tên hay, đúng quy định của pháp luật.

  1. Cách đặt tên đúng theo quy định pháp luật?

Tên công ty (doanh nghiệp) là sự thể hiện bằng hình ảnh, thương hiệu giúp cho các đối tác và khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, phân biệt với đối thủ một cách dễ dàng. Tên công ty không chỉ là việc tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với đơn vị kia trên thị trường, trong nhiều trường hợp, nó còn trở thành một tài sản có giá trị lớn – thương hiệu của doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, các thành tố tạo nên tên công ty (doanh nghiệp) bao gồm hai thành tố như sau: tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

  1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt.

Theo đó, cách đặt tên công ty bằng tiếng Việt phải đảm bảo hai thành tố sau đây:

  • Thành tố thứ nhất loại hình doanh nghiệp:
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được viết là: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”.
  • Đối với công ty cổ phần được viết là: “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
  • Đối với công ty hợp danh được viết là: “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân được viết là: “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”.
  • Thành tố thứ hai tên riêng: doanh nghiệp đặt theo ý muốn của mình nhưng phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ:

  • “Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Việt Doanh”

           ↓                                         ↓

Thành tố thứ nhất            Thành tố thứ hai

 

  • “Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hoa Ban”

           ↓                                ↓

Thành tố thứ nhất        Thành tố thứ hai

  1. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài

Theo quy định Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài như sau:

  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Ví dụ:

  • Tên tiếng Việt: “Công ty TNHH Rồng Việt”

Tên tiếng Anh: “Viet Dragon Limited Company” hoặc “Rong Viet Limited Company”

  • Tên tiếng Việt: “Công ty Cổ Phần Hùng Vương”

Tên tiếng Anh: “Hung Vuong Joint Stock Company”

Như vậy, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những hệ thống ngôn ngữ khác không phải hệ chữ La-tinh sẽ không được chấp nhận để đặt tên cho doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài (ví dụ hệ chữ viết mang tính tượng hình tượng thanh như Kana của Nhật, chữ Hán, chữ Ả Rập…sẽ không được chấp nhận). 

  1. Tên công ty viết tắt

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài, việc viết tắt tên công ty là không bắt buộc. Khi đặt tên viết tắt của công ty, cần chú ý phải có tên loại hình doanh nghiệp.

  • JSC và Corp là hai cách viết tắt tên công ty cổ phần bằng tiếng anh. Trong đó JSC là viết tắt tiếng anh của từ Jonint Stock Company và Corp là viết tắt tiếng anh của từ Corporation. Cả hai cách này đều được sử dụng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên cách viết JSC (Jonint Stock Company) được sử dụng nhiều hơn.

Ví dụ:

  • Tên tiếng Việt: “Công ty Cổ Phần Hùng Vương”
  • Tên tiếng Anh: “Hung Vuong Joint Stock Company”
  • Tên viết tắt: “Hung Vuong JSC”

 

  • LLC hoặc LTD là tên viết tắt tên công ty TNHH bằng tiếng anh của từ Limited Liability Company hoặc Company Limited (bao gồm cả một thành viên và hai thành viên trở lên).

Ví dụ: 

  • Tên tiếng Việt: “Công ty TNHH FAMILY HOME”
  • Tên tiếng Anh: “FAMILY HOME Company Limited”
  • Tên viết tắt: “FAMILY HOME CO.,LTD”

    3. Cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa?

  1. Đặt tên công ty theo phong thủy – theo tuổi

Mỗi người sinh ra đều có bổn mệnh theo tuổi mỗi người, mỗi số mệnh sẽ có các con số may mắn, tài lộc khác nhau. Tùy theo tuổi và mệnh của chủ công ty mà việc đặt tên công ty cũng được lựa chọn xem xét kỹ lưỡng. Tên công ty hợp mệnh, phù hợp với tuổi, hòa hợp âm dương phong thủy khi thành lập doanh nghiệp sẽ mang tới sự may mắn, kinh doanh được thuận lợi hơn. Theo Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành vạn vật trong vũ trụ đều do 5 loại nguyên tố cơ bản cấu thành. Sự phát triển, biến hóa, vận động của sự vật là kết quả của sự tác động tương hỗ từ ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bằng cách quan sát, người ta đã phát hiện ra quy luật vận động của các yếu tố này, từ đó ứng dụng vào trong đời sống để cuộc sống được hanh thông. Sau đây Hãng Luật Thành Công (TC Lawyer) sẽ giới thiệu năm cách đặt tên theo phong thuỷ – theo tuổi.

  • Đặt tên công ty theo mệnh kim

Những chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng kinh doanh mệnh Kim nên đặt công ty theo mệnh Kim. Đồng thời cũng cần phải điều chỉnh các thuộc tính phong thủy ở công ty.

Người mệnh kim là người có tham vọng, luôn tự tin vào bản thân, rất kiên trì với khả năng tập trung cao. Cùng với tính quản giao trời phú, người mệnh Kim rất thành công với những công việc mà mình theo đuổi. Mệnh Kim hợp với các con số sau: số 2, số 5, số 6, số 7 và số 8. Và đặc biệt, mệnh Kim hợp nhất với số 7 (con số mà mọi người cho là xui rủi, 7 = thất).

Vậy nên tên công ty của người theo mệnh Kim nên có sự mạnh mẽ, tham vọng giống như tính cách của người mạng Kim vậy. Và số lượng âm tiết trong tên riêng của công ty người mệnh kim nên có tổng số ký tự bằng với các số trên là tốt nhất. Màu sắc đại diện cho người mệnh Kim là vàng, bạc, ánh kim, tượng trưng cho sự sang trọng, kiêu sa. Đặt tên công ty theo màu của bản mệnh như vậy tên gọi của công ty sẽ hoàn hảo nhất. 

Một số tên phù hợp với mệnh Kim: Công ty Quyết Thắng, Công ty Phú Hưng… Hoặc có thể là tên công ty có người chủ doanh nghiệp có tên là: Nguyên, Thắng, Nghĩa, Cương… 

 

 

  • Đặt tên công ty theo mệnh mộc

Người mệnh Mộc thường nhanh nhẹn, nhạy cảm với thời cuộc, bản tính rất công bằng và ngoại giao tốt. Tư duy của họ rất mạch lạc nhưng việc bám sát kế hoạch triển khai công việc thường không tốt.  Mệnh Mộc hợp với hai con số là 3 và 4. Tên công ty của người mệnh Mộc nên có sự cấp tiến, tổng các ký tự nên có tổng số âm tiết bằng với các con số trên là tốt nhất.

  • Đặt tên công ty theo mệnh thuỷ.

Người mệnh Thủy là người khéo ăn nói, đàm phán tốt và có khả năng thuyết phục người khác. Đây là tuýp người khá nhanh nhẹn và dễ thích ứng với môi trường mới. Là người rộng lượng nhưng cũng vì tính cách này, họ dễ bị tổn thương với những hành động không tốt của người khác đối với mình.

Mệnh Thủy hợp với các con số 1, 4, 6, 7. Người mệnh thủy nên đặt tên công ty có ý nghĩa linh hoạt, rộng lượng và tổng số ký tự trong tên riêng công ty nên có tổng số các âm tiết phù hợp với các số 1, 4, 6,7.

  • Đặt tên công ty theo mệnh hoả.

Người mệnh Hỏa có tính tình cương trực, họ có khả năng lãnh đạo, đam mê và có những sáng tạo không ngừng trong công việc. Nhưng bên cạnh đó, người mệnh Hỏa thường bướng bỉnh và nóng tính. Con số may mắn, mang đến nhiều tài lộc cho người mệnh Hỏa là: số 3, 4 và số 9. Đặt tên công ty theo mệnh hỏa nên thể hiện sự chính trực, sáng tạo và tên công ty có tổng số các ký tự phù hợp với số 3, 4 và 9 là tốt.

  • Đặt tên công ty theo mệnh thổ.

Mệnh thổ là đặc trưng của thiên nhiên, cây cối và là cội nguồn của sự sống. Người mệnh Thổ thông minh, sống chân thành, luôn luôn vươn lên trong cuộc sống. Nhưng ngược lại, với bản tính trời sinh, người mệnh Thổ hơi chậm chập, đôi khi ù lì (Hỏa sinh Thổ nên người mệnh Hỏa nhanh nhẹn, sáng tạo thì mệnh Thổ lại đối nghịch).

Các con số phù hợp với người mệnh Thổ là: 2, 5, 8 và 9. Chiếu theo tính cách và các con số sinh tài lộc của người mệnh Thổ, thì khi đặt tên công ty, người mệnh Thổ nên đặt các tên mang đến sự chắc chắn, phát triển và tổng số các ký tự trong tên riêng của công ty nên có tổng số bằng với các số 2, 5, 8 và 9.

  1. Đặt tên theo ngành nghề kinh doanh

Đây là phương án khá phổ biến mà các doanh nghiệp lựa chọn để đặt tên công ty. Đặt tên theo ngành nghề ngay lập tức sẽ gọi tên sản phẩm, dịch vụ kinh doanh để giới thiệu-chào bán với khách hàng. Tuy nhiên, đặt tên theo cách này chỉ hiệu quả khi ngành nghề này còn mới và ít đối thủ cạnh tranh. Trường hợp ngành này có nhiều đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ không phân biệt được công ty nào là công ty nào.

Ví dụ như: Công ty CP Sữa Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty hóa dầu, Công ty Rượu bia Hà Nội … Cách đặt tên này sẽ kém hiệu quả nếu ở trong một ngành hàng có nhiều sự cạnh tranh và nhiều đối thủ. Bởi khi đó sẽ không ai phân biệt nổi: Công ty sữa Việt Nam, Công ty sữa Quốc Gia, Công ty Sữa Quốc tế ….

  1. Đặt tên theo địa danh.

Đây là một cách đặt tên rất truyền thống được sử dụng để nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương hoặc trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi có người gốc xuất xứ tại đây. Một vài cách đặt tên theo phương pháp này như:

  • Lấy địa danh làm tên chính:  Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội …
  • Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên …
  • Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Trung, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Nga ….
  • Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An …

Cách đặt tên này vẫn có chỗ đứng nhất định trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay, và đặc biệt hữu dụng với công ty kinh doanh đặc sản địa phương như chè, bánh đậu xanh, gốm sứ, tơ lụa, nước mắm, … Một số doanh nghiệp liên doanh sản xuất, chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị từ các thị trường nổi tiếng cũng tranh thủ phương pháp đặt tên này để tạo lòng tin nơi người tiêu dùng như: Thép Việt Nhật, Thép Việt Ý, FuJiVietnam, …

  1. Đặt tên theo con số hoặc bảng chữ cái

Việc đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ, thuận tiện sử dụng trong giao dịch thương mại đang được các công ty chú ý sử dụng nhiều. Một số tên công ty vận dụng tổ hợp con số hoặc bảng chữ cái để đặt tên cho công ty. Như có những công ty tên gọi quá dài nên đã viết tắt lại có thể viết tắt của cụm từ tiếng Anh hoặc tiếng Việt, nhưng thường thì viết tắt bằng tiếng Anh phổ biến hơn. Phương án đặt tên này rất phổ biến trên thị trường. Một số tên công ty viết tắt như: Công ty bánh kẹo Vinamilk (“Vina” là Việt Nam, “milk” là sữa), Habeco (Hanoi Beer Alcohol and Beverage Joint Stock Corp), …

Việc đặt tên công ty theo một con số có liên quan đến địa chỉ công ty hoặc đôi khi chỉ là những con số thể hiện sự may mắn như: Công ty TNHH Mắt Kính 99, Công ty Minh Hải 68, Công ty Giày dép 32, Công ty CP xây dựng 88, …

Cách thức đặt tên này rất ngắn gọn và tiện sử dụng trong giao dịch thương mại. Trong một số trường hợp, từ những tên viết tắt được sử dụng trong văn bản đăng ký kinh doanh, nó đã trở thành tên pháp lý chính thức sau một thời gian dài sử dụng & được công chúng đón nhận.

  1. Đặt tên theo tiếng nước ngoài

Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện.

Một số ví dụ:

  • Công ty TNHH dinh dưỡng GreenFarm (Green là màu xanh lá cây, Farm là nông trại);
  • Công ty cổ phần thực phẩm HomeFood (Home là nhà, Food là đồ ăn);
  • Công ty TNHH Thaco Seafood (Seafood là hải sản);
  1. Đặt tên theo một sự kiện ý nghĩa

Những vị thần trong truyền thuyết hoặc dân gian không chỉ có khả năng phi thường mà còn gắn liền với 1 câu chuyện nào đó mang ý nghĩa giáo dục, triết lý sâu sắc. Mà chúng ta hoàn toàn có thể đặt tên công ty theo tên 1 vị thần (vị thánh) nào đó nghe cũng rất hay, ví dụ:

  • Công ty TNHH Tre Thánh Gióng;
  • Công ty TNHH xây dựng Sơn Tinh;
  • Công ty TNHH thời trang Venus;

 

  1. Đặt tên theo biểu tượng

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp lựa chọn đặt tên công ty theo biểu tượng vì biểu tượng thường được nhiều người biết đến, nó mang những thông điệp ý nghĩa nhanh chóng truyền tới mọi người một cách dễ dàng, ngắn gọn, đơn giản. Ví dự như:

  • Hoa sen là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, rất nhiều người lấy cảm hứng từ hoa sen đặt tên cho công ty của mình như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần du lịch Bông sen vàng, Công ty TNHH xây dựng thương mại Bông sen vàng, …
  • Hoa Anh Đào (Sakura) là biểu tượng của Nhật Bản. Nếu kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến nước Nhật thì có thể đặt tên doanh nghiệp có chữ Sakura rất phù hợp.
  1. Đặt tên theo cá nhân

Tên công ty theo tên cá nhân là điều đầu tiên mà người chủ doanh nghiệp sẽ nghĩ đến, vì nó vừa đơn giản, dễ đọc lại có bản sắc riêng. Mặc dù việc đặt tên công ty như vậy mang tính chất hơi hướng cá nhân và phù hợp với các công ty tư nhân, gia đình nhưng cũng có rất nhiều công ty lớn, ví dụ như:

  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (đặt theo tên của con trai chủ tịch Đoàn Nguyên Đức);
  • Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt theo tên con trai chủ tịch Trần Bá Dương);
  • Ngoài ra trên thế giới có nguồn gốc từ tên của một cá nhân, ví dụ: Dell (công ty công nghệ – chủ sở hữu là Michael Dell), McDonald (hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh do anh em Richard và Maurice McDonald sáng lập), Ford (công ty sản xuất ô tô được thành lập bởi Henry Ford), …

Tuy nhiên, đặt tên công ty theo tên cá nhân là sự lựa chọn phổ biến nhất của hầu hết các doanh nghiệp cho nên rất dễ xảy ra sự trùng lặp và thường ít gây ấn tượng cho khách hàng. Do đó nên cân nhắc và kiểm tra kĩ trước khi sử dụng cách này để đặt tên công ty

  1. Đặt tên theo ngũ hành

                      

Dựa theo âm tiết, ngũ hành chia các âm trong bảng chữ cái thành các nhóm, mang ý nghĩa biểu trưng cho người thuộc mệnh Kim, Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc. Cụ thể như sau:

  • Nhóm hành Kim là những âm bắt đầu bằng chữ C, Q, R, S, X, Z
  • Nhóm hành Mộc là Âm G hoặc K
  • Nhóm hành Thủy là các âm bắt đầu bằng B, F, M, H hoặc P
  • Nhóm hành Hỏa bao gồm các âm D, J, L, N, T
  • Nhóm hành Thổ là các âm A, W, Y, E hoặc O

Theo quy ước này, tên công ty cần phải được đặt theo tuổi, mệnh của chủ nhân. Các âm tiết cấu thành tên công ty phải bắt đầu bằng các chữ cái của các nhóm mệnh hợp nhau (Thổ và Kim, Kim và Thủy, Hỏa và Thổ, Thủy và Mộc) và tránh bắt đầu bằng các chữ cái của các nhóm mệnh khắc nhau (Thổ và Thủy, Kim và Hỏa, Thổ và Mộc, Thủy và Hỏa).

Ví dụ: Công ty TNHH Ánh Dương: Chữ cái A thuộc hành Thổ, chữ cái D thuộc hành Hỏa, tổ hợp mệnh tương hỗ cho nhau rất tốt. Ngoài ra, tên Ánh Dương cũng đạt được các yếu tố về sự cân bằng âm – dương nên rất phù hợp để đặt tên công ty.

  • Các điều cấm khi đặt tên công ty
  1. Thứ nhất, cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn.
  • Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là tên thuộc các trường hợp sau:
  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Đối với các trường hợp quy định tại các mục (4), (5), (6), (7) và (8) không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.[1]
  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
  1. Thứ hai, cấm sử dụng tên của các cơ quan, tổ chức sau:

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.[2]

  1. Thứ ba, cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Đây là một điều cấm kỵ khi đặt tên công ty. Không những vi phạm pháp luật mà còn khó “lấy được lòng” thị trường khi tên công ty lại vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc.

  1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác

Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.[3]

Để không vi phạm các điều cấm của pháp luật, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

  1. Hướng dẫn cách tra cứu và đặt tên không bị trùng.
  2. Cách thứ nhất kiểm tra trên google.

Truy cập vào Google gõ vào thanh tìm kiếm tên mà doanh nghiệp có dự định đặt, nếu tên đã có thì sẽ hiện ở phía dưới. Tuy nhiên, cách tìm kiếm này là thủ công, có một số doanh nghiệp mới thành lập nhưng google chưa xác minh kịp nên chưa hiển thị trên màn hình khi tìm kiếm. Việc kiểm tra bằng cách này chưa hoàn toàn chính xác nên doanh nghiệp cần lưu ý khi lựa chọn cách này.

  1. Cách kiểm tra thứ hai bằng hệ thống đăng kí kinh doanh
  • Bước 1: Truy cập vào Trang chủ của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

 

  • Bước 2: Nhập phần tên riêng của công ty vào ô Tìm doanh nghiệp để tìm kiếm. Nếu không thấy xuất hiện tên công ty nào thì tên dự kiến đặt không bị trùng.

5. Gợi ý 50 tên hay và ý nghĩa theo ngành nghề kinh doanh

1.     Gợi ý đặt tên Công ty xây dựng

Sau đây là gợi ý đặt tên Công ty xây dựng, phần gợi ý thể hiện tên doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp thì tuỳ vào từng công ty theo loại hình doanh nghiệp nào thì đặt theo loại hình doanh nghiệp đó.

  • Công ty Xây dựng Hưng Thịnh
  • Công ty Xây dựng Minh Khang
  • Công ty Xây dựng Nhật Phong
  • Công ty Xây dựng Quốc Cường
  • Công ty Xây dựng Đại Thắng
  • Công ty Xây dựng Nhật Dương
  • Công ty Xây dựng Hoàng Quân
  • Công ty Xây dựng Tiến Hưng
  • Công ty Xây dựng Trần Gia
  • Công ty Xây dựng Thành Công
  • Công ty Xây dựng Quốc Cường
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Tùng Hưng
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng An Khang
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Kiến Việt
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Phong Lan
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Minh Đạt
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Quyết Thắng
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Minh Đạt
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Tân Phát
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Phong Vũ
  • Công ty Thiết kế & Xây dựng Bảo Hưng
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Kiến An
  • Công ty Thương mại & Xây dựng An Tâm
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Huy Hoàng
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Phú Minh
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Việt Quốc
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Song Phát
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Hoàng Phú
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Hiệp Phát Đạt
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Kiến An Gia
  • Công ty Thương mại & Xây dựng Gia Huy
  • Công ty Sản xuất & Xây dựng B.H.C (Bảo Hưng Construction)
  • Công ty Tư vấn, Thiết kế & Xây dựng M.D.C (Minh Đạt Company)
  • Công ty Xây dựng Hoàng Phú Buildings
  • Công ty Xây dựng Victory
  • Công ty Kiến trúc & Xây dựng Omega
  • Công ty Xây dựng Toà Tháp Vàng
  • Công ty Xây dựng Mạnh Hùng Villa
  • Công ty Xây dựng Đất Đỏ
  • Công ty Xây dựng Khánh Hoà
  • Công ty Xây dựng Thủ Dầu Một (Bình Dương)
  • Công ty Vina Building
  • Công ty Hoàng Gia Construction
  • Công ty Xây dựng Quốc tế Á Châu
  • Công ty Xây dựng Quốc tế Việt Pháp
  • ABC International Construction Company
  • Sao Vàng Construction Company
  • Thinh An Gia Architecture Company
  • T.P Construction Company
  • Công ty HP Building
  1. Gợi ý đặt tên Công ty bất động sản

Sau đây là gợi ý đặt tên Công ty bất động sản, phần gợi ý thể hiện tên doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp thì tuỳ vào từng công ty theo loại hình doanh nghiệp nào thì đặt theo loại hình doanh nghiệp đó.

  • Công ty Bất động sản Tân Việt Phát
  • Công ty Bất động sản Đại Phát
  • Công ty Bất động sản Bảo Tín
  • Công ty Bất động sản An Phú
  • Công ty Bất động sản Đại Phúc
  • Công ty Bất động sản Phú Long
  • Công ty Bất động sản Phúc Đạt
  • Công ty Bất động sản Minh Hoàng
  • Công ty Bất động sản Tiên Phong
  • Công ty Bất động sản Số 1
  • Công ty Bất động sản Đại Lục
  • Công ty Bất động sản Hoàn Mỹ
  • Công ty Bất động sản Nguyên Khang
  • Công ty Bất động sản Tân Phát
  • Công ty Bất động sản Kiên Giang
  • Công ty Bất động sản Sài Gòn
  • Công ty Bất động sản Đà Nẵng
  • Công ty Bất động sản Thiên An
  • Công ty Bất động sản Hưng Thịnh
  • Công ty Bất động sản Gia Phát
  • Công ty Bất động sản Hoàng Việt
  • Công ty Bất động sản Trường Thịnh
  • Công ty Bất động sản Phúc Thịnh
  • Công ty Bất động sản Thiên Khôi
  • Công ty Bất động sản Đất Thành Đô
  • Công ty Bất động sản Thành Tín
  • Công ty Bất động sản Hoàng Minh
  • Công ty Đầu tư kinh doanh Địa ốc Phát Đạt Group
  • Công ty Đầu tư Bất động sản Hưng Phúc Thịnh
  • Công ty Bất động sản Vạn Phát
  • Công ty Bất động sản An Phú
  • Công ty Bất động sản Lộc Phát
  • Công ty Bất động sản Tân Hoàng Phát
  • Công ty Bất động sản Đại Hùng
  • Công ty Địa ốc Lộc Hưng Phát
  • Công ty Địa ốc Tín Nghĩa
  • Công ty Địa ốc Hạnh Phúc
  • Công ty Viet Homes
  • Công ty Bất động sản Phú Hưng Holdings
  • Công ty Địa ốc Green Land
  • Công ty Bất động sản V-Homes Land
  • Công ty Đầu tư Bất động sản Eco Resort
  • Công ty Bất động sản PQL (Phú Quốc Land)
  • Công ty Bất động sản HGL (Hoàng Gia Land)
  • Công ty Địa ốc Đại Ngàn Land
  • Công ty Mắt Rồng Holdings
  • Công ty Hưng Phúc Villa
  • River Land Company
  • First Land Property Company
  • Golden Land Company
  1. Gợi ý đặt tên Công ty kiến trúc

Sau đây là gợi ý đặt tên Công ty kiến trúc, phần gợi ý thể hiện tên doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp thì tuỳ vào từng công ty theo loại hình doanh nghiệp nào thì đặt theo loại hình doanh nghiệp đó.

  • Công ty Kiến trúc Trọng Phát
  • Công ty Kiến trúc Bình An
  • Công ty Kiến trúc Không Gian Sống
  • Công ty Kiến trúc Dấu Ấn Việt
  • Công ty Kiến trúc Thành Đại Phát
  • Công ty Kiến trúc Gia Phạm
  • Công ty Kiến trúc Vạn Phúc
  • Công ty Kiến trúc Vạn An
  • Công ty Kiến trúc An Phát
  • Công ty Kiến trúc Tiến Thành
  • Công ty Kiến trúc Hoàng Gia
  • Công ty Kiến trúc Không Gian Mới
  • Công ty Kiến trúc Không Gian
  • Công ty Kiến trúc Sài Gòn Xanh
  • Công ty Kiến trúc Á Đông
  • Công ty Kiến trúc Nhà Ấm
  • Công ty Kiến trúc Việt
  • Công ty Kiến trúc Hưng Khang
  • Công ty Kiến trúc Phong Vũ
  • Công ty Kiến trúc 59S
  • Công ty Thiết kế Kiến Trúc & Thương mại Đông Dương
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Hoàng Long
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Phan Thịnh
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Nhà Xinh
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Việt Quốc
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc 360
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Không Gian Việt
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Phúc Gia
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc – Cảnh quan Nghĩa Hiệp
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc – Cảnh quan V-Homes
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc – Cảnh quan New House
  • Công ty Kiến trúc Biệt Thự Việt
  • Công ty Kiến trúc Bông Sen Vàng
  • Công ty Kiến trúc Hoa Mai
  • Công ty Kiến trúc Nhà Phố
  • Công ty Kiến trúc Lạc Việt
  • Công ty Kiến trúc Thịnh An
  • Công ty Kiến trúc Việt – Pháp
  • Công ty Kiến trúc Xanh
  • Công ty Kiến trúc Không Gian Xanh
  • Công ty Kiến trúc Bee Homes
  • Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Victoria
  • Công ty Thiết kế Quốc tế Á Đông
  • Công ty Thiết kế Bảo Kiến
  • Công ty Architects VN
  • Thành Giang Group
  • ABC Architects Company
  • Lotus Architects Company
  • Sakura Architects Company
  • Villa Architects Company
  1. Gợi ý đặt tên Công ty công nghệ

Sau đây là gợi ý đặt tên Công ty Công nghệ, phần gợi ý thể hiện tên doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp thì tuỳ vào từng công ty theo loại hình doanh nghiệp nào thì đặt theo loại hình doanh nghiệp đó.

  • Công ty Công nghệ Viễn Nam
  • Công ty Công nghệ Tâm Việt
  • Công ty Công nghệ Tường Minh
  • Công ty Công nghệ Thành Công
  • Công ty Công nghệ Quyết Thắng
  • Công ty Công nghệ Tín Thành
  • Công ty Công nghệ Toàn Cầu
  • Công ty Công nghệ Huy Hoàng
  • Công ty Công nghệ Hoàng Gia
  • Công ty Công nghệ Hoà Bình
  • Công ty Công nghệ Hữu Trí
  • Công ty Công nghệ Thịnh Phát
  • Công ty Công nghệ Cát Tường
  • Công ty Công nghệ Thành Phát
  • Công ty Công nghệ Hưng Long
  • Công ty Công nghệ Trí Tín
  • Công ty Công nghệ Hoàn Hảo
  • Công ty Công nghệ Thông minh Phát Đạt
  • Công ty Công nghệ Thông minh Vinh Quang
  • Công ty Công nghệ Thông minh Phan Thịnh
  • Công ty Công nghệ Thông minh Việt Huy
  • Công ty Công nghệ Thông minh Hùng Cường
  • Công ty Công nghệ Môi trường Xanh
  • Công ty Công nghệ Môi trường Toàn Tâm
  • Công ty Công nghệ Môi trường Vũ Tiến
  • Công ty Công nghệ Môi trường Việt Minh
  • Công ty Công nghệ Môi trường Bảo Minh
  • Công ty Công nghệ Sinh học Ánh Sao
  • Công ty Công nghệ Sinh học Tín Thành
  • Công ty Công nghệ Sinh học Thuận An
  • Công ty Công nghệ Sinh học Thành Công
  • Công ty Công nghệ Sinh học Thuận Phát
  • Công ty Giải pháp Phần Mềm Kim Long
  • Công ty Giải pháp Phần Mềm Thiên Tú
  • Công ty Giải pháp Phần Mềm Bảo Tín
  • Công ty Giải pháp Phần Mềm Vinh Quang
  • Công ty Giải pháp Phần Mềm Tiến Đạt
  • Công ty Phần Mềm Toàn Minh
  • Công ty Phần Mềm Hoàng Phát
  • Công ty Phần Mềm Tín Việt
  • Công ty Phần Mềm HPT
  • Công ty Phần Mềm MISA
  • Công ty Công nghệ Việt – Hàn
  • Công ty Công nghệ Việt – Nhật
  • Công ty Công nghệ HD Tech
  • Công ty Công nghệ Newtech
  • Công ty Công nghệ VN tech
  • Logistics Software Company
  • ABC Technology
  • Vina Technology
  1. Gợi ý đặt tên Công ty nội thất

Sau đây là gợi ý đặt tên Công ty nội thất, phần gợi ý thể hiện tên doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp thì tuỳ vào từng công ty theo loại hình doanh nghiệp nào thì đặt theo loại hình doanh nghiệp đó.

  • Công ty Thiết kế Nội thất Quốc Đạt
  • Công ty Thiết kế Nội thất Bảo Hưng
  • Công ty Thiết kế Nội thất Bảo An
  • Công ty Thiết kế Nội thất Hoàng Long
  • Công ty Thiết kế Nội thất Hưng Gia
  • Công ty Thiết kế Nội thất Nhà Đẹp
  • Công ty Thiết kế Nội thất Trường Huy
  • Công ty Thiết kế Nội thất Việt Huy
  • Công ty Thiết kế Nội thất Bảo Minh
  • Công ty Thiết kế Nội thất Quốc Trường
  • Công ty Thiết kế Nội thất Minh Hưng
  • Công ty Thiết kế Nội thất Nhà đẹp Bình An
  • Công ty Thiết kế Nội thất Nhà đẹp Bảo Minh
  • Công ty Thiết kế Nội thất Nhà đẹp Kiến Hưng
  • Công ty Thiết kế Nội thất Nhà đẹp Quảng Phát
  • Công ty Thiết kế Nội thất Nhà đẹp Trường An
  • Công ty Thiết kế Nội thất Nhà đẹp Uy Minh
  • Công ty Nội thất Hùng Cường
  • Công ty Nội thất Tuấn Phát
  • Công ty Nội thất Hoàng Yến
  • Công ty Nội thất Khang Gia
  • Công ty Nội thất Hoàn Mỹ
  • Công ty Nội thất Nhà Xinh
  • Công ty Nội thất Ánh Dương
  • Công ty Nội thất Hoàng Gia
  • Công ty Nội thất Thành Công
  • Công ty Nội thất Minh Khôi
  • Công ty Nội thất Việt Hưng
  • Công ty Nội thất Thịnh Vượng
  • Công ty Nội thất An Lạc
  • Công ty Nội thất Đẹp Decor
  • Công ty Nội thất Penhouse
  • Công ty Nội thất A&T
  • Công ty Thế giới Nội thất Xanh
  • Công ty Thiết kế nội thất thông minh Phát Decor
  • Công ty Thiết kế Nội thất Thông minh D-Home
  • Công ty Thiết kế Nội thất Đạt House
  • Công ty Nội thất King House
  • Công ty Nội thất Queen House
  • Công ty Nội thất D&H (Design & Home)
  • Công ty Nội thất D&C (Design & Creative)
  • Công ty Nội thất Smart Home
  • Công ty Nội thất Việt House
  • Công ty Nội thất Quốc tế Đông Dương
  • Công ty Nội thất Quốc tế Á Âu
  • Công ty Nội thất Quốc tế Việt Mỹ
  • Công ty Nội thất Quốc tế Việt Nhật
  • HG Furniture Company
  • Lotus Furniture Company
  • Dragon Furniture Company
  1. Gợi ý đặt tên Công ty thực phẩm

Sau đây là gợi ý đặt tên Công ty thực phẩm, phần gợi ý thể hiện tên doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp thì tuỳ vào từng công ty theo loại hình doanh nghiệp nào thì đặt theo loại hình doanh nghiệp đó.

  • Công ty Thực phẩm Phú Gia
  • Công ty Thực phẩm Minh Hà
  • Công ty Thực phẩm Thành Lợi
  • Công ty Thực phẩm Trần Gia
  • Công ty Thực phẩm Minh Phát
  • Công ty Thực phẩm Bếp Việt
  • Công ty Thực phẩm Hoàng Phát
  • Công ty Thực phẩm Hương vị Việt
  • Công ty Thực phẩm Hưng Thịnh
  • Công ty Thực phẩm Thành Công
  • Công ty Thực phẩm An toàn Trường Thịnh
  • Công ty Thực phẩm Hoàng Gia
  • Công ty Thực phẩm Phú Quý
  • Công ty Thực phẩm Thuận Phát
  • Công ty Thực phẩm Trọng Tiến
  • Công ty Thực phẩm Nguyên Hùng
  • Công ty Thực phẩm Dũng Hà
  • Công ty Thực phẩm Phúc Sang
  • Công ty Thực phẩm Bảo Tín
  • Công ty Thực phẩm Thiên Ân
  • Công ty Thực phẩm Nguyên Hà
  • Công ty Thực phẩm Gia Huy
  • Công ty Thực phẩm Hoàng Long
  • Công ty Thực phẩm Thịnh Phát
  • Công ty Sản xuất & Chế biến thực phẩm Hồng Phát
  • Công ty Nước giải khát Suối Nguồn
  • Công ty Nước giải khát ABC Sài Gòn
  • Công ty Nước khoáng Vạn Phát
  • Công ty nước uống tinh khiết Hoàng Thành
  • Công ty Cung cấp Thực phẩm & Dịch vụ ăn uống Dũng Hà
  • Công ty Thực phẩm Hữu cơ Thảo Nguyên Xanh
  • Công ty Sản xuất và Kinh doanh thực phẩm Thu Hà
  • Công ty Thực phẩm Sạch An Khang
  • Công ty Thực phẩm chay Thuần Việt
  • Công ty Thực phẩm chay Lạc Việt
  • Công ty Thực phẩm chay Bông Sen Vàng
  • Công ty Thực phẩm chay Việt An
  • Công ty Thực phẩm chay Thiền Ý
  • Công ty Thực phẩm chay Phú Lộc
  • Công ty Bánh kẹo Hoàng Hà
  • Công ty Dịch vụ ăn uống Vina Food
  • Công ty Thực phẩm TC Food
  • Công ty Thực phẩm Dalat Food
  • Công ty Thực phẩm Fresh Food
  • Công ty Thực phẩm Fresh Ogranic Việt Nam
  • Công ty Nước khoáng đóng chai Daco Water
  • Công ty Thực phẩm Quốc tế Việt Hàn
  • Công ty Thực phẩm Quốc tế Việt Thái
  • Công ty Thực phẩm Quốc tế Á
  • Công ty Thực phẩm Quốc tế LISA
  1. Gợi ý đặt tên Công ty dịch vụ

Sau đây là gợi ý đặt tên Công ty dịch vụ, phần gợi ý thể hiện tên doanh nghiệp, còn loại hình doanh nghiệp thì tuỳ vào từng công ty theo loại hình doanh nghiệp nào thì đặt theo loại hình doanh nghiệp đó.

  • Công ty Dịch vụ Du lịch Hoàng Gia
  • Công ty Dịch vụ Du lịch Toàn Cầu
  • Công ty Dịch vụ Du lịch Hoàng Khôi
  • Công ty Dịch vụ Du lịch Cao Nguyên Xanh
  • Công ty Dịch vụ Du lịch Nắng Vàng
  • Công ty Dịch vụ Vận tải & Du lịch Thuận Việt
  • Công ty Dịch vụ Vận tải & Du lịch Hai Hùng
  • Công ty Dịch vụ Vận tải & Du lịch Hoàng Anh
  • Công ty Dịch vụ Vận tải & Du lịch Thiên Kim
  • Công ty Dịch vụ Vận tải & Du lịch Trọng Tín
  • Công ty Dich vụ Quảng cáo Hoàng Long
  • Công ty Dich vụ Quảng cáo Phong Vũ
  • Công ty Dich vụ Quảng cáo Huy Phát
  • Công ty Dich vụ Quảng cáo Thời Đạt
  • Công ty Dich vụ Quảng cáo Bảo Việt
  • Công ty Dịch vụ Tư vấn Thành lập Doanh nghiệp Quang Minh
  • Công ty Dịch vụ Tư vấn Thành lập Doanh nghiệp Hoàng Long
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Hoàng Giang
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Bảo An
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Thịnh Vượng
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Việt An
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Hưng Phúc
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Trần Gia
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật & Thiết bị Hoàng phát
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật & Thiết bị Quang Phát
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật & Thiết bị Huy Thành
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật & Thiết bị Việt Hà
  • Công ty Dịch vụ Kỹ thuật & Thiết bị Thuận An
  • Công ty Dịch vụ Vận chuyển Minh Quân
  • Công ty Dịch vụ Vận chuyển Thái Hùng
  • Công ty Dịch vụ Vận chuyển Thành Hưng
  • Công ty Dịch vụ Vận chuyển Hoàng Dương
  • Công ty Dịch vụ Vận chuyển Gia Bảo
  • Công ty Dịch vụ Bảo vệ Tín Nghĩa
  • Công ty Dịch vụ Bảo vệ Trường Giang
  • Công ty Dịch vụ Bảo vệ Bảo Minh
  • Công ty Dịch vụ Bảo vệ Hoàng Đức
  • Công ty Dịch vụ Bảo vệ Hồng Phát
  • Công ty Dịch vụ Bảo vệ Bảo Tín
  • Công ty Dịch vụ Năm Tám Tám
  • Công ty Dịch vụ Sửa chữa Điện nước Thành Phát
  • Công ty Dịch vụ Sửa chữa Điện nước Trung Sơn
  • Công ty Dịch vụ Sửa chữa Ôtô Toàn Cầu
  • Công ty Dịch vụ Sửa chữa Ôtô Hoàng Long
  • Công ty Dịch vụ Bảo trì 24/24
  • Công ty Dịch vụ Du lịch 365
  • Công ty Dịch vụ Du lịch Bee Tourist
  • Công ty Dịch vụ Du lịch Sơn Việt Tourist
  • Công ty Dịch vụ Du lịch Dragon Travel
  • Công ty Dịch vụ Du lịch ABC Tracel

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710