zalo-icon
phone-icon

Pháp Nhân Là Gì? Hiểu Rõ Hơn Pháp Nhân Trong Doanh Nghiệp

Pháp nhân là gì? Pháp nhân có thể là một công ty, tổ chức phi lợi nhuận, hoặc bất kỳ thực thể nào được công nhận và bảo vệ bởi luật pháp. Cùng với tiến trình hội nhập, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xã hội hiện đại. Ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào nền kinh tế, từ đó phát sinh những vấn đề pháp lý nhất định. Nhằm điều kiện thuận lợi cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong các mối quan hệ pháp lý, ngoài chủ thể là thể nhân – cá nhân còn có sự xuất hiện và tồn tại của một thực thể pháp lý khác có tư cách chủ thể  độc lập với tên gọi pháp nhân. 

Pháp nhân là gì? 

Hiện nay pháp luật chưa quy định một cách cụ thể về định nghĩa hay khái niệm của pháp nhân. Tuy nhiên, dựa trên các quy định đã ban hành, có thể hiểu pháp nhân là một tổ chức, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và được pháp luật ban cho quyền năng của một chủ thể có tư cách pháp lý độc lập, có thể tự mình tham gia vào các giao dịch, các hoạt động kinh tế, chính trị trong xã hội một cách độc lập. Ngày nay, các pháp nhân tham gia tích cực và là chủ thể chủ yếu trong các hoạt động kinh tế, chính trị và cả trong quản lý nhà nước.

Quy định để có tư cách trở thành pháp nhân

Để một tổ tổ chức có thể được công nhận là một pháp nhân thì tổ chức  đó cần đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Cụ thể,  một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện sau đây:

Tổ chức đó được thành lập hợp pháp và tuân theo quy định của pháp luật

Có cơ cấu tổ chức cụ thể, đáp ứng các quy định tại điều 83 Bộ luật Dân sự. Cụ thể: 

  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
  • Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. 

Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Nghĩa là pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thì phải tự nhân danh chính mình mà không được thay mặt cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác; có quyền và nghĩa vụ đối với những hành vi, giao dịch mà mình thực hiện và chịu trách nhiệm đối với các hành vi đó; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong phạm vi nhiệm vụ và mục đích hoạt động của pháp nhân, cũng như có quyền làm nguyên đơn hoặc bị đơn trước toà án.

Tham khảo thêm: Tra Cứu Số Định Danh Cá Nhân Như Thế Nào?

Quy định để có tư cách trở thành pháp nhân
Quy định để có tư cách trở thành pháp nhân

Phân loại pháp nhân:

Theo quy định, có hai loại pháp nhân bao gồm: Pháp nhân thương mạipháp nhân phi thương mại.

1. Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại là pháp nhân với mục tiêu tồn tại và hoạt động chính là nhằm tìm kiếm lợi nhuận và phần lợi nhuận thu được từ hoạt động động của pháp nhân sẽ được chia cho các thành viên trong pháp nhân

Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. 

Trong đó: 

  • Doanh nghiệp tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. 
  • Các tổ chức kinh tế khác khác được hiểu là các tổ chức những tổ chức mang tính chất đặc thù riêng, khác biệt với doanh nghiệp, nhưng cũng thực hiện hoạt động kinh tế với mục tiêu chính nhằm tìm kiếm lợi nhuận 

Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan điều chỉnh việc thành lập, hoạt động, chấm dứt của pháp nhân thương mại.

Tìm hiểu thêm: Giao Dịch Trung Gian Là Gì? Các Hình Thức Giao Dịch Trung Gian 

2. Pháp nhân phi thương mại

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên nếu có nguồn thu, lợi nhuận phát sinh trong quá trình hoạt động thì phần lợi nhuận thu được sẽ không được phân chia cho các thành viên mà sẽ được dùng để phục vụ cho mục đích hoạt động của  pháp nhân tùy thuộc vào từng loại của pháp nhân đó. Thông thường các pháp nhân phi thương mại ra đời và tồn tại vì mục đích vì cộng đồng, giúp ích cho xã hội.

Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

Trong đó: 

  • Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, mang quyền lực của Nhà nước, được thành lập và hoạt động nhằm thực thi các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước giao phó.
  • Đơn vị vũ trang nhân dân là tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ giữ vững độc lập, trật tự, an ninh quốc gia và xã hội gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. 
  • Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định. 
  • Tổ chức chính trị – xã hội là tổ chức đại diện các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, chính quyền nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam)

Pháp nhân phi thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc  thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại 

Phân loại pháp nhân
Phân loại pháp nhân

3. Trách nhiệm của pháp nhân trước pháp luật:

Pháp nhân được pháp luật ghi nhận sự tồn tại độc lập, được nhân danh và tự mình thực hiện cũng như có các quyền và nghĩa vụ như một chủ thể độc lập. Do đó, pháp nhân chịu trách nhiệm trước những hành vi và hậu quả pháp lý do mình thực hiện và chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tham khảo thêm: Xâm Phạm Quyền Riêng Tư Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

4. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì Doanh nghiệp hiện nay tồn tại dưới 05 loại hình, bao gồm:  Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. 

Theo quy định của pháp luật để có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện. Trong đó đối với Công ty  Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh là những loại hình doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện của một pháp nhân theo quy định nên các loại hình trên được công nhận với tư cách pháp nhân.

Đối với doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, đối với điều kiện tách bạch tài sản và độc lập tài sản giữa chủ sở hữu và doanh nghiệp là chưa được thể hiện. Chính vì vậy căn cứ vào quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân và không được công nhận là một chủ thể độc lập với tư cách pháp nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710