zalo-icon
phone-icon
30/10/2023 Ngô Thái Tùng Thư

Luật sư tư vấn thắc mắc về quyền lợi của người lao động

Hiện nay, số lượng lao động ở Việt Nam rất nhiều và người sử dụng lao động nhìn chung luôn ở thế “thượng phong” hơn, vậy những người lao động phải dựa vào đâu và làm những gì để bảo vệ mình?

Luật Thành Công đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến quyền lợi của người lao động, đơn cử như sau:

Tóm tắt câu hỏi 1:

Luật sư cho tôi hỏi, tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp Việt Nam, đang trong quá trình mang thai do ảnh hưởng đến sức khỏe và đi lại khá khó khăn thì tôi có được hưởng chế độ về sớm một tiếng không? Tôi có được hưởng lương cho thời gian tôi về sớm không? Mong sẽ nhận được phản hồi sớm. Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Đối với câu hỏi của bạn, dựa trên các quy định pháp luật chúng tôi xin trả lời như sau:

Trường hợp 1: Nếu bạn làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc hay nguy hiểm mà ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hay nuôi con khi mang thai thì có quyền yêu cầu chuyển sang công việc khác nhẹ và an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc mà không bị cắt giảm quyền lợi cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều này được căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 137 của Bộ luật lao động 2019:

Trường hợp 2: Theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động  2019, nếu bạn lao động trong điều kiện bình thường thì việc nghỉ mỗi ngày 60 phút được áp dụng trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, bạn đang mang thai thì không được hưởng quyền lợi này. Cụ thể, quy định như sau:

Bên cạnh đó, quy định này còn được giải thích tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Do đó, khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì mình được nghỉ ngơi 60 phút, khi bạn không nghỉ mà dùng thời gian này làm việc thì còn được trả thêm tiền vì đã làm trong thời gian nghỉ.

Tóm tắt câu hỏi số 2:

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề được giải đáp như sau:

Tôi làm ở công ty có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 4 năm 6 tháng đến nay. Do mâu thuẫn với Ban quản lý công ty nên tôi muốn ngừng công tác, ngày 23/4/2022 tôi có gửi đơn xin thôi việc nhưng Ban quản lý không chịu ký cho tôi và đến ngày 25/5/2022 tháng sau do tìm được công việc mới nên tôi đã tự ý chuyển công việc qua nơi khác. Công ty trả lời rằng tôi vi phạm về thời gian thông báo nên không chịu chốt sổ bảo hiểm (vì theo thông tin tôi được biết thì công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội chưa trả) và không trả lương làm việc trong tháng 5 cho tôi.
Tôi muốn hỏi hành vi của công ty là đúng hay sai? Và tôi cần làm gì để nhận lại tiền lương của mình và chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Luật sư tư vấn:

  • Về hành vi của công ty:

Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì khi người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thực hiện thông báo cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.

Mà ngày 23/4/2022, bạn nộp đơn thôi việc đến ngày 25/5/2022 bạn đã nghỉ việc, thời gian chưa đến 45 ngày thực hiện việc thông báo. Nên lúc này bạn rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật bạn có nghĩa vụ:

Theo đó, bạn không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo Hợp đồng lao động trong những ngày bạn không báo trước. Như vậy, công ty vẫn phải trả tiền lương thời gian mà bạn đi làm.

  • Để nhận lại tiền lương:

Đầu tiên bạn có thể khiếu nại lên lãnh đạo của công ty để thực hiện xử lý vụ việc này.

Nếu vẫn chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa ổn thỏa bạn có thể viết đơn khiếu nại gửi đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để có thể yêu cầu hòa giải viên lao động đứng ra giải quyết.

Có thể bạn quan tâm: Không trả lương cho người lao động

Nếu hai cách trên vẫn chưa khả quan bạn làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở để giải quyết.

  • Về vấn đề Bảo hiểm xã hội:

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động:

Nếu vi phạm quy định này thì công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Hơn nữa, theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động cũng không thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội. Trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động. Trường hợp doanh nghiệp bạn không chốt sổ bảo hiểm xã hội, bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm: Đóng BHYT lần đầu cho người lao động

Trên đây, là ý kiến tư vấn của Luật Thành Công đối với yêu cầu pháp lý của các bạn gửi đến chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến quyền lợi của người lao động hãy liên hệ hotline 1900.633.710 để được hỗ trợ tư vấn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933.157.679
1900 633 710